Phân biệt những trƣờng hợp phòng vệ

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 190)

CHƢƠNG 5 PHÕNG VỆ CỦA KIỂM LÂM KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

5.3. Phân biệt những trƣờng hợp phòng vệ

Trong thực tế có những trƣờng hợp có dấu hiệu của phịng về chính đáng nhƣng khơng đƣợc thừa nhận là phịng vệ chính đáng vì đã gây thiệt hại khơng cần thiết cho ngƣời chƣa có hành vi xâm hại hoặc khi hành vi xâm hại đã kết thúc, hoặc cũng có thể khơng hề có hành có

183

hành vi xâm hại xảy ra. Đó là các trƣờng hợp phịng vệ sớm, phòng vệ muộn, phòng vệ tƣởng tƣợng.

5.3.1. Phòng vệ sớm

Điểm mấu chốt để xác định phịng vệ sớm chính là thời điểm xảy ra hành vi xâm hại. Trong trƣờng hợp phịng vệ chính đáng thì hành vi xâm hại phải đang xảy ra, tức là đã bắt đầu thực và chƣa kết thúc, còn trƣờng hợp phòng vệ sớm là khi hành vi xâm hại chƣa xảy ra trong thực tế nhƣng ngƣời phịng vệ đã có hành vi chống trả.

Ví dụ: Cán bộ Kiểm lâm phát hiện một đối tƣợng đang vận chuyển động vật hoang dã

quý hiếm, yêu cầu đối tƣợng dừng lại để kiểm tra thì đối tƣợng rút dao ra nói: “nếu mày khơng tránh ra, tao chém chết”. Cán bộ Kiểm lâm liền rút súng bắn đối tƣợng bị thƣơng nặng. Đây là trƣờng hợp phòng vệ sớm, bởi vì đối tƣợng chƣa hề có hành vi tấn cơng xâm hại đến tính mạng của cán bộ Kiểm lâm nhƣng cán bộ này gây thƣơng tích nặng cho đối tƣợng.

Trong trƣờng hợp này, ngƣời có hành vi phịng vệ sớm hồn tồn có thể lựa chọn những cách giải quyết khác nhau để tránh đƣợc những thiệt hại khơng cần thiết, do đó họ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi phịng vệ sớm của mình gây nên hậu quả ở mức đáng kể cho xã hội.

5.3.2. Phòng vệ muộn

Cũng giống nhƣ phòng vệ sớm, phòng vệ muộn là hành vi phịng vệ xảy ra khơng phải vào thời điểm hành vi xâm hại đang diễn ra, cụ thể là hành vi xâm hại trên thực tế đã kết thúc, sự xâm hại đối với lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân… đã khơng cịn nhƣng ngƣời phịng vệ vẫn có hành vi phịng vệ và gây thiệt hại cho ngƣời có hành vi xâm hại.

Ví dụ: Trong khi đuổi bắt đối tƣợng khai thác gỗ lậu, một cán bộ Kiểm lâm bị đối

tƣợng này chém bị thƣơng. Cán bộ này quay về đơn vị lấy súng và quay trở lại bắn chết đối tƣợng. Hành vi của cán bộ Kiểm lâm trong trƣờng hợp này là phịng vệ muộn vì đã gây thiệt hại về tính mạng cho đối tƣợng khi hành vi xâm hại của đối tƣợng đã kết thúc.

Ngƣời có hành vi phịng vệ sớm cũng phải chịu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại đáng kể cho xã hội.

5.3.3. Phòng vệ tƣởng tƣợng

Phòng vệ tƣởng tƣợng là trƣờng hợp một ngƣời do lầm tƣởng có sự xâm hại của ngƣời khác đối với lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân hoặc của chính mình mà có hành vi phịng vệ gây thiệt hại cho ngƣời bị lầm tƣởng là có hành vi xâm hại.

Ngƣời có hành vi phịng vệ tƣởng tƣợng phải chịu trách nhiệm hình sự trong trƣờng hợp gây thiệt hại rõ ràng là quá mức cần thiết.

184

- Hồn tồn khơng có sự xâm hại trong thực tế những, ngƣời phịng vệ tƣởng làm là có sự xâm hại nên đã có hành vi phịng vệ.

- Có sự xâm hại nhƣng do đánh giá sai lầm về công cụ, phƣơng tiện mà ngƣời có hành vi xâm hại sử dụng hoặc tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại nên ngƣời phịng vệ đã có hành vi rõ ràng là quá mức cần thiết.

Tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể mà xét thấy có cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với với ngƣời có hành vi phịng vệ tƣởng tƣợng hay khơng. Trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với ngƣời có hành vi phịng vệ tƣởng tƣợng khi hành vi này là quá mức cần thiết và cấu thành một tội phạm độc lập.

5.4. Quản lý sử dụng vũ khí qn dụng và cơng cụ hỗ trợ 5.4.1. Một số quy định chung

- Vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thơ sơ, cơng cụ hỗ trợ đƣợc trang bị phải để tập trung, quản lý chặt chẽ ở cơ quan, đơn vị, chỉ giao cho ngƣời đang thi hành công vụ, luyện tập thi đấu; nghiêm cấm mang về nhà riêng hoặc mang theo ngƣời khi không làm nhiệm vụ (Trừ trường hợp được quy định tại khoản 3, Điều 24 Nghị định số 25/NĐ-CP Quy định chi

tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ ngày 5/4/2012).

- Khi cán bộ, công chức Kiểm lâm thi hành công vụ có mang theo vũ khí qn dụng, cơng cụ hỗ trợ phải có giấy phép sử dụng vũ khí qn dụng, cơng cụ hỗ trợ. Nghiêm cấm cho ngƣời khác mƣợn vũ khí qn dụng, cơng cụ hỗ trợ và giấy phép sử dụng vũ khí qn dụng, cơng cụ hỗ trợ (Điều 11 Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BNNPTNT-BCA Quy định về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí qn dụng, cơng cụ hỗ trợ của lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách ngày 22/1/2014).

- Vũ khí qn dụng, cơng cụ hỗ trợ phải đƣợc quản lý, bảo quản tập trung tại kho, nơi

cất giữ vũ khí, cơng cụ hỗ trợ của cơ quan, đơn vị đƣợc trang bị, sử dụng. Kho, nơi cất giữ vũ khí, cơng cụ hỗ trợ phải bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn theo quy định của pháp luật

(Khoản 1 Điều 19 Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BNNPTNT-BCA Quy định về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí qn dụng, cơng cụ hỗ trợ của lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách ngày 22/1/2014).

- Trƣờng hợp bị mất vũ khí qn dụng, cơng cụ hỗ trợ hoặc giấy phép sử dụng, phải lập biên bản xác nhận sự việc và báo ngay với cơ quan Công an sở tại nơi mất và cơ quan cấp giấy phép. Đơn vị, cá nhân có liên quan phải áp dụng mọi biện pháp truy tìm đồng thời phải báo ngay với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Tổng cục Lâm nghiệp để có hƣớng sử lý

(Khoản 2 Điều 19 Thơng tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BNNPTNT-BCA Quy định về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí qn dụng, cơng cụ hỗ trợ của lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách ngày 22/1/2014).

185

5.4.2. Sử dụng vũ khí qn dụng và cơng cụ hỗ trợ

Cán bộ, cơng chức Kiểm lâm đƣợc giao sử dụng vũ khí qn dụng, cơng cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ, trong trƣờng hợp đặc biệt cấp bách, khơng có biện pháp nào khác để ngăn chặn ngay đối tƣợng đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì đƣợc phép nổ súng cảnh cáo để ngăn chặn hậu quả hành vi do ngƣời đó có thể gây ra, nếu đối tƣợng khơng tn lệnh thì chỉ đƣợc phép nổ súng vào đối tƣợng trong các trƣờng hợp sau:

- Những kẻ dùng vũ lực chống lại, uy hiếp nghiêm trọng tính mạng cán bộ, cơng chức Kiểm lâm đang thi hành nhiệm vụ, tuần tra, canh gác rừng, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng.

- Ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông không tuân lệnh, cố tình chạy trốn khi đã ra lệnh dừng để kiểm tra và có cơ sở để khẳng định trên phƣơng tiện có tài ngun rừng trái phép, thì đƣợc bắn hỏng phƣơng tiện để bắt giữ đối tƣợng và tang vật vi phạm.

- Những kẻ đang dùng vũ lực để cƣớp, phá tài sản Nhà nƣớc và tài sản cơng dân, có hành vi giết ngƣời, hiếp dâm.

Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ và Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 5/4/2012 của Chính phủ đã quy định rõ về việc sử dụng súng trong khi thi hành công vụ nhƣ sau:

1) Quy định nổ súng:

Khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự có tổ chức, việc nổ súng tuân theo mệnh lệnh của ngƣời có thẩm quyền. Khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc nổ súng tuân theo các nguyên tắc sau đây:

a) Phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tƣợng để quyết định việc nổ súng;

b) Chỉ nổ súng khi khơng cịn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tƣợng và sau khi đã cảnh báo mà đối tƣợng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc ngƣời khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì đƣợc nổ súng ngay;

c) Không nổ súng vào đối tƣợng khi biết rõ ngƣời đó là phụ nữ, ngƣời tàn tật, trẻ em, trừ trƣờng hợp những ngƣời này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn cơng hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của ngƣời thi hành công vụ hoặc ngƣời khác;

d) Trong mọi trƣờng hợp nổ súng, ngƣời sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra.

2) Các trường hợp nổ súng gồm:

a) Đối tƣợng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng ngƣời thi hành cơng vụ hoặc ngƣời khác;

186

b) Đối tƣợng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn cơng hoặc đe dọa sự an tồn của cơng trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng đƣợc bảo vệ theo quy định của pháp luật;

c) Đối tƣợng đang thực hiện hành vi cƣớp súng của ngƣời thi hành công vụ;

d) Đối tƣợng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự cơng cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

d) Đối tƣợng đang đánh tháo ngƣời bị giam, ngƣời bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; ngƣời bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại;

e) Đƣợc phép bắn vào phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ, phƣơng tiện giao thông đƣờng thủy nội địa để dừng phƣơng tiện đó trong các trƣờng hợp sau, trừ phƣơng tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nƣớc ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:

Đối tƣợng điều khiển phƣơng tiện đó tấn cơng hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng ngƣời thi hành cơng vụ hoặc ngƣời khác;

Khi biết rõ phƣơng tiện đó do đối tƣợng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trƣờng hợp trên phƣơng tiện có chở khách hoặc có con tin;

Khi biết rõ trên phƣơng tiện cố tình chạy trốn có đối tƣợng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nƣớc, ma túy số lƣợng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trƣờng hợp trên phƣơng tiện có chở khách hoặc có con tin;

g) Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của ngƣời thi hành công vụ hoặc ngƣời khác.

4. Ngƣời đƣợc giao sử dụng súng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc nổ súng đã tuân thủ quy định ở trên và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

5. Cảnh báo trƣớc khi nổ súng đƣợc thể hiện bằng mệnh lệnh qua lời nói hoặc bắn chỉ thiên.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)