Tội huỷ hoại rừng

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 111 - 114)

CHƢƠNG 3 QUẢN LÝ ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT RỪNG VÀ LÂM SẢN

4.2. Các tội phạm cụ thể thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Kiểm lâm

4.2.4. Tội huỷ hoại rừng

Điều 243 Bộ luật hình sự

1. Ngƣời nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Cây trồng chƣa thành rừng hoặc rừng khoanh ni tái sinh thuộc rừng chƣa có trữ lƣợng có diện tích từ trên 30.000 m2 đến dƣới 50.000m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ trên 5.000m2 đến dƣới 10.000m2; c) Rừng phịng hộ có diện tích từ trên 3.000m2 đến dƣới 7.000m2; d) Rừng đặc dụng có diện tích từ trên 1.000m2 đến dƣới 3.000m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ trên 30.000.000 đồng đến dƣới 60.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên 50.000.000 đồng đến dƣới 100.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trƣờng hợp rừng bị thiệt hại khơng tính đƣợc bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;

104

e) Diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản, thực vật dƣới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xóa án tích mà cịn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Cây trồng chƣa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích từ 50.000m2 đến dƣới 100.000m2;

đ) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000m2 đến dƣới 50.000m2; e) Rừng phịng hộ có diện tích từ 7.000m2 đến dƣới 10.000m2; g) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000m2 đến dƣới 5.000m2;

h) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 60.000.000 đồng đến dƣới 120.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ 100.000.000 đồng đến dƣới 200.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trƣờng hợp rừng bị thiệt hại khơng tính đƣợc bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;

i) Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ trên 60.000.000 đồng đến dƣới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dƣới 200.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Cây trồng chƣa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích từ 100.000m2 trở lên;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 50.000m2 trở lên; c) Rừng phịng hộ có diện tích từ 10.000m2 trở lên; d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 5.000m2 trở lên;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 120.000.000 đồng trở lên đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; 200.000.000 đồng trở lên đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trƣờng hợp rừng bị thiệt hại không tính đƣợc bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng khơng tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;

e) Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên.

105

4. Ngƣời phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt nhƣ sau:

a) Phạm tội thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trƣờng hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân cịn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm

Khách thể của tội phạm:

Tội huỷ hoại rừng đƣợc quy định nhằm phòng ngừa, đấu tranh với những hành vi huỷ hoại rừng, gây thiệt hại rất lớn đến môi trƣờng sinh thái. Tội phạm này đã xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trƣờng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho môi trƣờng sinh thái.

Đối tƣợng tác động của tội phạm là: cây trồng chƣa thành rừng, rừng khoanh nuôi tái sinh, các loại rừng nhƣ rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất..

Mặt khách quan của tội phạm:

Tội huỷ hoại rừng có thể biểu hiện dƣới một số hành vi cụ thể nhƣ:

+ Đốt, phá rừng trái phép, có nghĩa là đốt rừng, phá rừng hoặc dùng sức mạnh vật chất khác để phá hoại sự tồn tại và phát triển của các loại cây rừng.

+ Tội phạm có thể đƣợc thực hiện bằng các hành vi khác nhƣ san ủi, đào bới, xây dựng nhà cửa trái phép trong rừng... nhằm huỷ hoại rừng.

+ Tội phạm có thể có các hành vi khác nhƣ sử dụng các loại hoá chất hoặc gieo rắc các loại sâu bọ, cơn trùng có hại để huỷ hoại rừng.

Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này là thuộc một trong những trƣờng hợp sau:

+ Hành vi huỷ hoại rừng phải gây hậu quả nghiêm trọng. + Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

106

Tội phạm đƣợc coi là hoàn thành khi hậu quả xảy ra (đối với ngƣời phạm tội thuộc trƣờng hợp gây hậu quả nghiêm trọng) hoặc khi một trong các hành vi huỷ hoại rừng đƣợc thực hiện (đối với ngƣời phạm tội thuộc trƣờng hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm).

Chủ thể của tội phạm: Có thể là bất kỳ ngƣời nào có năng lực trách nhiệm hình

sự, pháp nhân, kể cả chủ rừng trong trƣờng hợp họ vi phạm các quy định của luật về bảo vệ rừng ngay trong khu vực do họ trồng hoặc đƣợc giao quản lý.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm đƣợc thực hiện dƣới hình thức lỗi cố ý. Động cơ, mục đích phạm tội đa dạng có thể vì vụ lợi hoặc vì lý do các nguyên nhân khác, nhƣng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

Hình phạt: Điều 243 luật quy định ba khung hình phạt.

+ Khung 1: Quy định hình phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; Pháp nhân phạm tội bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng.

+ Khung 2: Quy định hình phạt tù từ từ 03 năm đến 07 năm; Pháp nhân phạm tội bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng.

+ Khung 3: Quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; Pháp nhân phạm tội bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Hình phạt bổ sung: Ngƣời phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; Pháp nhân cịn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Hoặc pháp nhân phạm tội thuộc trƣờng hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Một số vấn đề cần lưu ý:

Ngƣời có hành vi khai thác rừng, săn bắt chim, thú rừng trái phép thì khơng phạm vào tội huỷ hoại rừng vì hành vi khai thác, săn bắt chim, thú rừng trái phép vào vi phạm các quy định về quản lý rừng quy định tại Điều 232. Điều 243 chỉ quy định về hành vi huỷ hoại rừng nhƣ đốt, phá…rừng.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)