Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 122 - 124)

CHƢƠNG 3 QUẢN LÝ ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT RỪNG VÀ LÂM SẢN

4.2. Các tội phạm cụ thể thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Kiểm lâm

4.2.8. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh

thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 345 Bộ luật hình sự:

1. Ngƣời nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử- văn hóa, danh lam, thắng cảnh, gây hƣ hại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dƣới 500.000.000 đồng; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

115

2. Phạm tội trong trƣờng hợp gây hƣ hại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Khách thể của tội phạm:

Tội phạm này trực tiếp xâm phạm trật tự quản lý hành chính của Nhà nƣớc về quản lý và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh.

Di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh do Nhà nƣớc công nhận và xếp hạng do UNESCO công nhận mới là đối tƣợng tác động của tội phạm này.

Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi vi phạm các quy định của Nhà nƣớc về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh nhƣ: huỷ hoại, làm hƣ hỏng các di tích, danh lam đó. Hành vi làm hƣ hỏng hoặc huỷ hoại có thể đƣợc thực hiện bằng các phƣơng pháp khác nhau: cơ học, hoá học, lý hoặc...

+ Sử dụng không đúng quy định của Nhà nƣớc về các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh.

+ Hành vi vi phạm, chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có một trong các dấu hiệu sau đây:

- Gây hậu quả nghiêm trọng;

- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này;

- Đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm.

+ Phải xác định đƣợc mối quan hệ nhan quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Nếu hành vi vi phạm chƣa gây hậu quả hoặc có gây hậu quả nhƣng không phải là nghiêm trọng và trƣớc đó ngƣời vi phạm chƣa bị xử phạt hành chính về hành vi này, chƣa bị kết án về tội này thì không bị coi là tội phạm mà chỉ bị xử lý về hành chính hoặc dân sự.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ ngƣời nào từ đủ 16 tuổi

trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm đƣợc thực hiện do lỗi vô ý.

Hình phạt: Điều 345 quy định hai khung hình phạt.

+ Khung 1: Quy định hình phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm với trƣờng hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

116

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)