Khái niệm và các dấu hiệu cơ bản

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 100 - 101)

4. Ý thức, trách nhiệm của ngƣời học

4.1.1. Khái niệm và các dấu hiệu cơ bản

Khái niệm

Tại khoản 1, điều 8, Bộ luật hình sự (2015) có ghi: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự, do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con ngƣời, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải bị xử lý hình sự.

Các dấu hiệu cơ bản

1) Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi

Có dấu hiệu phạm tội nhƣng tính nguy hiểm không đáng kể thì không bị xử lý hình sự. Khi xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội thƣờng căn cứ vào các tình tiết sau:

+ Căn cứ vào tính chất khách thể bị xâm hại: Tất cả các tội phạm đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhƣng mức độ nguy hiểm khác nhau. Ví dụ: Tội xâm phạm an ninh quốc gia đƣợc coi là những tội phạm nghiêm trọng nhất; tội xâm phạm thân thể con ngƣời nguy hiểm hơn tội xâm phạm danh dự con ngƣời...

+ Hậu quả và tác hại do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra: Khi xét hậu quả, tác hại không chỉ tính theo số lƣợng, khối lƣợng, vật chất mà còn chú ý đến những tác hại về chính trị, tinh thần.

+ Phƣơng thức thực hiện tội phạm: Phƣơng thức thực hiện tội phạm càng nguy hiểm, thủ đoạn càng tinh vi, xảo quyệt thì hành vi càng mang tính chất nguy hiểm cho xã hôi.

+ Hình thức và mức độ lỗi của hành vi: Kẻ thực hiện tội phạm do lỗi cố ý hoặc vô ý. Hành vi cố ý bao giờ cũng nguy hiểm hơn hành vi vô ý. Hành vi cố ý có thể chƣa gây ra hậu quả, tác hại, cũng coi là tội phạm còn hành vi vô ý nhất thiết phải gây ra hậu quả, tác hại mới có thể coi là tội phạm.

+ Động cơ, mục đích của kẻ phạm tội: Động cơ, mục đích của kẻ phạm tội cũng nói nên hành vi nguy hiểm cho xã hội nhiều hay ít. Động cơ đê hèn, mục đích xấu xa, nguy hiểm thì quyết tâm phạm tội càng nhiều và sẽ gây ra hậu quả càng lớn.

+ Hoàn cảnh, địa điểm, thời gian: Hoàn cảnh, địa điểm, thời gian cũng liên quan, ảnh hƣởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi. Ví dụ: Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, tình hình chính trị để phạm tội thì rõ ràng là hành vi đó càng nguy hiểm hơn cho xã hội.

93

+ Nhân thân của kẻ phạm tội: Nhân thân của kẻ phạm tội là một yếu tố rất quan trọng để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi.

2) Tính phạm pháp của hành vi

Một hành vi nguy hiểm cho xã hội phải đƣợc quy định thành quy phạm pháp luật hình sự có kèm theo hình phạt, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những ngƣời có hành vi không đƣợc quy định trong luật.

3) Tính chất lỗi của hành vi

Luật hình sự không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những ngƣời không có lỗi, mặc dù hành vi của họ nguy hiểm cho xã hội và vi phạm pháp luật. Những ngƣời không có năng lực pháp lý và năng lực hành vi và những ngƣời do phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, tình trạng không thể khắc phục đƣợc, tuy có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhƣng không phải là lỗi và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4) Tính chịu hình phạt

Chỉ có những hành động hay không hành động nguy hiểm cho xã hội có kèm theo hình phạt đƣợc quy định trong luật hình sự mới là tội phạm.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)