Đặc điểm hình sự và những vấn đề phải chứng minh trong điều tra tội phạm huỷ hoại rừng

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 151 - 160)

CHƢƠNG 3 QUẢN LÝ ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT RỪNG VÀ LÂM SẢN

4.3. Phƣơng pháp điều tra các loại án thuộc thẩm quyền kiểm lâm

4.3.3.1. Đặc điểm hình sự và những vấn đề phải chứng minh trong điều tra tội phạm huỷ hoại rừng

4.3.3.1. Đặc điểm hình sự và những vấn đề phải chứng minh trong điều tra tội phạm huỷ hoại rừng hoại rừng

A. Đặc điểm hình sự của tội phạm huỷ hoại rừng

Đặc điểm hình sự của tội phạm huỷ hoại rừng, bao gồm những vấn đề cơ bản sau:

a. Thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm:

Thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm của tội phạm huỷ hoại rừng đƣợc thực hiện qua các giai đoạn cụ thể:

- Giai đoạn chuẩn bị gây án: đối với trƣờng hợp huỷ hoại rừng có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để huỷ hoại rừng, các đối tƣợng thƣờng có những hành vi sau đây:

+ Lựa chọn thời gian, địa điểm nhƣ khu vực rừng, loài cây rừng, loại rừng để thực hiện hành vi huỷ hoại rừng nhƣ rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng…

+ Lựa chọn cách thức sẽ thực hiện nhằm huỷ hoại rừng cụ thể nhƣ đốt, chặt phá, san ủi, đào bới, xây dựng các cơng trình… trên diện tích rừng đã bị huỷ hoại.

+ Các đối tƣợng cầm đầu chủ mƣu có hành vi lơi kéo, dụ dỗ, tập hợp những ngƣời khác để thực hiện các hành vi huỷ hoại rừng hoặc có hành vi lơi kéo, mua chuộc những ngƣời có chức vụ, quyền hạn tham gia hoặc bỏ mặc cho các đối tƣợng thực hiện hành vi huỷ hoại rừng.

+ Các đối tƣợng chuẩn bị các công cụ, phƣơng tiện để thực hiện hành vi huỷ hoại rừng, tuỳ theo hành vi huỷ hoại, loại rừng mà hành vi huỷ hoại rừng cần xâm hại, loại cây rừng, đặc điểm về địa hình, địa chất, thổ nhƣỡng nơi thực hiện hành vi huỷ hoại rừng mà các

144

đối tƣợng có thể chuẩn bị các loại xăng dầu, mồi lửa, vật phóng lửa đối với hành vi đốt rừng; chuẩn bị dụng cụ nhƣ dao, cƣa, các dụng cụ chặt phá, đào bới đối với hành vi phá huỷ rừng; các đối tƣợng có hành vi huỷ hoại rừng qua việc khai thác tài nguyên khoáng sản, qua việc san ủi, đào bới, xây dựng thì thƣờng có hành vi chuẩn bị chất nổ, các loại máy móc, cơng cụ, thiết bị khoan nổ, đào bới, các vật liệu để xây dựng ngay sau khi có hành vi huỷ hoại rừng.

+ Sau khi đã tập hợp đƣợc lực lƣợng, chuẩn bị xong các công cụ, phƣơng tiện để gây án, các đối tƣợng có hành vi vận chuyển hoặc đến địa điểm gây án, trƣớc khi gây án các đối tƣợng thƣờng có việc phân cơng nhiệm vụ cho từng ngƣời nhƣ các đối tƣợng cảnh giới có nhiệm vụ cản trở, chống lại lực lƣợng bảo vệ rừng khi bị phát hiện; các đối tƣợng trực tiếp tiến hành các hành vi huỷ hoại rừng, các đối tƣợng có nhiệm vụ liên lạc với các đối tƣợng cầm đầu trong khi gây án.

- Giai đoạn gây án: đây là giai đoạn các đối tƣợng tiến hành hành vi đốt phá, san ủi, đào bới hoặc có những hành vi khác nhằm huỷ hoại rừng, Các đối tƣợng thƣờng có những hành vi huỷ hoại rừng, cụ thể:

+ Các đối tƣợng thực hiện hành vi đốt rừng - đây là hành vi huỷ hoại rừng tƣơng đối phổ biến. Các đối tƣợng có thể lợi dụng mùa khơ, mùa làm nƣơng rẫy để đốt rừng gây hậu quả là một diện tích rừng lớn bị huỷ hoại hoặc đối tƣợng có thể sử dụng những vật liệu dễ bắt cháy nhƣ xăng, dầu, làm vật mồi để đốt các loại thực vật khó bắt lửa, nhằm đạt đƣợc mục đích đốt để huỷ hoại rừng một cách nhanh nhất, có hiệu quả.

+ Phá rừng trái phép là hành vi huỷ hoại rừng bằng cách chặt phá, cƣa cây hoặc dùng sức mạnh vật chất khác nhƣ cho sử dụng cƣa máy cắt cây, dùng xe máy san ủi làm đổ cây, cho nổ mìn để làm đổ cây hoặc sử dụng tất cả các hành vi trên nhằm huỷ hoại rừng.

+ Hành vi san ủi, đào bới, xây dựng các cơng trình nhằm huỷ diệt các lồi thực vật, ảnh hƣởng đến môi trƣờng, những hành vi này thƣờng gắn với các hành vi khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép nhƣ khai thác thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm; khai thác kim loại quý trong lòng đất rừng nhƣ: vàng, kim cƣơng, đá quí… dẫn đến huỷ hoại rừng, gây tác hại cho sinh thái, môi trƣờng…

+ Các đối tƣợng có những hành vi khai thác nhƣ sử dụng các loại hoá chất, reo rắc các loại sâu bọ, côn trùng; sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm huỷ hoại rừng.

- Giai đoạn che giấu tội phạm: việc che giấu hành vi phạm tội của các đối tƣợng gây ra các vụ án huỷ hoại rừng thƣờng thể hiện qua các hành vi sau:

+ Lợi dụng địa điểm xảy ra tội phạm thƣờng ở vùng cao, vùng sâu, trình độ dân trí thấp, tung tin do cháy rừng, do đốt nƣơng làm rẫy, đốt rừng để săn bắt động vật, chim, cá trong rừng, do bất cẩn trong sinh hoạt của ngƣời dân sống ở trong rừng nhằm che giấu động cơ, mục đích huỷ hoại rừng.

145

+ Hành vi chặt, phá cây rừng các đối tƣợng không thừa nhận động cơ, mục đích huỷ hoại rừng mà là do đời sống khó khăn, do phong tục tập quán, du canh, du cƣ, do không lƣờng trƣớc đƣợc mức độ, hậu quả do hành vi chặt, phá cây rừng gây ra đối với rừng và mơi trƣờng sinh thái.

+ Nhóm các đối tƣợng có hành vi san ủi, đào bới, xác định… thƣờng không thừa nhận hành vi huỷ hoại rừng do chính hành vi của họ gây ra, khơng thừa nhận hậu quả của việc khai thác tài nguyên, khoáng sản đã trực tiếp huỷ hoại rừng và môi trƣờng sinh thái.

+ Nhóm các đối tƣợng sử dụng hố chất hoặc reo rắc các loại sâu bọ, cơn trùng có hại để huỷ hoại rừng, thƣờng khai nhận do ngƣời khác th rải các hố chất đó hoặc khơng biết các loại sâu bọ, cơn trùng mà họ đã rắc là có hại, có khả năng huỷ hoại mơi trƣờng, nên rất khó khăn trong việc điều tra, xác định họ là ngƣời phạm tội.

+ Nhóm các đối tƣợng cầm đầu, chủ mƣu trong các vụ án huỷ hoại rừng có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để huỷ hoại rừng thƣờng không trực tiếp thực hiện các hành vi huỷ hoại rừng hoặc hành vi bao che, hợp thức mua chuộc cán bộ có thẩm quyền nhằm che giấu tội phạm huỷ hoại rừng.

b. Đặc điểm về thời gian và địa điểm gây án

Tội huỷ hoại rừng thƣờng xảy ra vào khoảng thời gian ban đêm đối với các nhóm hành vi đốt, phá rừng và các hành vi đốt, phá rừng thƣờng xảy ra vào những ngày nắng, nóng, khơ hạn kéo dài hay vào mùa khô. Đối với các hành vi san ủi, đào bới, xây dựng thời gian xảy ra tội phạm có thể xảy ra vào bất cứ thời gian nào khi đối tƣợng thấy có điều kiện sẽ thực hiện ngay hành vi huỷ hoại rừng. Đối với hành vi reo rắc các loại sâu bọ, cơn trùng thì thời gian thực hiện hành vi huỷ hoại rừng thƣờng gắn với thời gian sinh trƣởng, đẻ trứng, phát triển của các loại sâu bọ, côn trùng đó.

Địa điểm xảy ra tội phạm huỷ hoại rừng chỉ bao gồm các khu vực đã đƣợc các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền xác định là rừng. Rừng ở nƣớc ta hiện nay theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp, gồm có thực vật rừng, động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có liên quan đến rừng.

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng đƣợc phân thành các loại rừng sau: Rừng phòng hộ; Rừng đặc dụng; Rừng sản xuất.

Tội phạm huỷ hoại rừng có thể xảy ra ở bất cứ loại rừng nào và rừng là đối tƣợng tác động của loại tội phạm này, tội phạm huỷ hoại rừng với những hành vi đốt, phá rừng để làm nƣơng rẫy thƣờng xảy ra ở những cánh rừng thƣa, phẳng ở đó có thể trồng cây lƣơng thực, cây công nghiệp, xây dựng trang trại; với những hành vi huỷ hoại rừng bằng việc chặt phá nhằm khai thác gỗ thƣờng xảy ra ở rừng tự nhiên, hành vi huỷ hoại rừng qua hành vi san ủi, đào bới, xây dựng cơng trình thƣờng xảy ra ở khu vực rừng có tài ngun, khống sản.

146

Đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội huỷ hoại rừng rất đa dạng với những đặc điểm nhân thân khác nhau, tính chất thủ đoạn hoạt động phạm tội khác nhau bao gồm các nhóm đối tƣợng là dân di cƣ tự do, nhóm đối tƣợng hoạt động chuyên nghiện nhóm này thƣờng phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền điều tra của lực lƣợng Kiểm lâm; nhóm đối tƣợng là cán bộ, công chức Nhà nƣớc, tổ chức xã hội, lâm trƣờng, cán bộ xã; nhóm đối tƣợng là ngƣời dân tộc ở vùng có rừng và đồng bào dân tộc. Trình độ văn hố của các nhóm đối tƣợng phạm tội rất khác nhau, sự hiểu biết về chính sách, pháp luật cũng rất khác nhau, có nhóm đối tƣợng hoạt động phạm tội rất tinh vi, xảo quyệt, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức, để thực hiện tội phạm khi bị phát hiện thì che giấu tội phạm và trốn tránh pháp luật; nhóm đối tƣợng hoạt động chuyên nghiệp (“Lâm tặc”) thƣờng thực hiện tội phạm có tổ chức hoặc hoạt động trắng trợn, táo bạo, liều lĩnh, khi bị phát hiện bắt giữ thì chống trả quyết liệt; nhóm đối tƣợng là ngƣời dân tộc, dân di cƣ tự do có hành vi phạm tội do thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật, do phong tục tập quán, do kinh tế mƣu sinh.

B. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án huỷ hoại rừng

Những vấn đề phải chứng minh trong quá trình điều tra tội phạm huỷ hoại rừng đƣợc xác định căn cứ vào Điều 243 Bộ luật hình sự, Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự và thực tiễn điều tra, xử lý tội phạm huỷ hoại rừng.

Những vấn đề phải chứng minh trong quá trình điều tra tội phạm huỷ hoại rừng, bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Xác định có hành vi phạm tội huỷ hoại rừng xảy ra hay không? để xác định phải căn cứ vào:

+ Phải có các hành vi đốt, phá rừng trái phép, hành vi san ủi, đào bới, sử dụng hoá chất trái phép hoặc reo rắc các loại hoá chất nhằm huỷ hoại rừng.

+ Các hành vi đó đã xâm hại, huỷ hoại đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất; xâm hại đến sự bền vững, ổn định của môi trƣờng và gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trƣờng sinh thái.

+ Xác định thời gian, địa điểm cụ thể đối tƣợng thực hiện hành vi phạm tội, số lần thực hiện, khoảng thời gian thực hiện tội phạm, tội phạm đƣợc thực hiện trên một diện tích là bao nhiêu mét vuông, bao nhiêu ha…

- Phải chứng minh làm rõ đƣợc các thủ đoạn huỷ hoại rừng với từng nhóm hành vi phạm tội, cụ thể:

+ Hành vi đốt để huỷ hoại rừng nhƣ cách đốt, phƣơng tiện, vật liệu (xăng, dầu, vật mồi) dùng để đốt, điểm đốt đầu tiên, đốt bao nhiêu địa điểm, mức độ cháy, hành vi của các đối tƣợng đốt.

+ Hành vi phá rừng trái phép nhƣ đối tƣợng sử dụng các phƣơng tiện nhƣ dao, cƣa, máy cắt cây,…để cắt cây, phá hoại các loại cây rừng, số lƣợng, diện tích cây bị chặt phá.

147

+ Hành vi huỷ hoại rừng bằng cách san, ủi, đào bới, xác định… phải làm rõ phƣơng tiện, cách san, ủi, máy móc, vật liệu nổ, cách đào bới đã đƣợc sử dụng để huỷ hoại rừng.

+ Hành vi sử dụng các loại háo chất phải làm rõ loại hoá chất đối tƣợng đã dùng để rải trong rừng, cách rải, số lần rải hoá chất; đối với các hành vi reo rắc các loại sâu bọ, côn trùng phải làm rõ nguồn gốc, các loại sâu bọ, cơn trùng có hại đã đƣợc sử dụng, những hiểu biết các ngƣời sử dụng đối với các loại sâu bọ, cơn trùng có hại đó, số lần sử dụng; diện tích đã sử dụng, hậu quả của hành vi đó gây ra.

- Làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi huỷ hoại rừng với hậu quả, thiệt hại thực tế xảy ra (đây là dấu hiệu bắt buộc phải làm rõ trong quá trình điều tra)

- Làm rõ công cụ, phƣơng tiện, các loại hố chất, các loại sâu bọ, cơn trùng có hại đã đƣợc các đối tƣợng sử dụng nhằn thực hiện hành vi huỷ hoại rừng.

- Làm rõ số đối tƣợng thực hiện hành vi huỷ hoại rừng. Mỗi một đối tƣợng cần phải làm rõ những vấn đề sau:

+ Họ, tên (các tên gọi khác, bí danh nếu có) + Ngày, tháng, năm sinh.

+ Quê quán.

+ Nơi đăng ký nhân khẩu thƣờng trú, nghề nghiệp. + Dân tộc, quốc tịch, tơn giáo, trình độ văn hố. + Hồn cảnh gia đình, bản thân.

+ Tiền án, tiền sự (nếu có)

+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi huỷ hoại rừng hay chƣa? (nếu có thì thời gian, địa phƣơng ra quyết định xử lý…)

- Làm rõ ý thức chủ quan của ngƣời phạm tội, động cơ, mục đích thực hiện hành vi huỷ hoại rừng, làm rõ năng lực nhận thức, năng lực hành vi để xác định năng lực trách nhiệm hình sự của ngƣời đó.

- Làm rõ các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhƣ: + Phạm tội có tổ chức.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, danh nghĩa cơ quan, tổ chức để phạm tội + Huỷ hoại diện tích rừng rất lớn, đặc biệt lớn.

+ Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và Nghị định số 160/2013/NĐ-CP.

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. + Huỷ hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

- Làm rõ các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của ngƣời có hành vi huỷ hoại rừng.

148

- Phải xác định đƣợc ngƣời bị hại vụ án huỷ hoại rừng: để xác định ngƣời bị hại phải căn cứ vào các văn bản giao rừng của các cơ quan có thẩm quyền, ngƣời bị hại trong vụ án huỷ hoại rừng có thể là:

+ Chủ rừng đƣợc giao quản lý, bảo vệ rừng;

+ Chủ các hộ gia đình đã đƣợc giao rừng để quản lý bảo vệ;

+ Các cơ quan Nhà nƣớc, các Lâm trƣờng đƣợc giao quản lý các vƣờn Quốc gia, khu bảo tồn;

+ Chính quyền các địa phƣơng đƣợc Nhà nƣớc giao trách nhiệm quản lý, bảo vệ khu rừng tự nhiên.

4.3.3.2. Tổ chức và tiến hành các hoạt động điều tra

Giai đoạn điều tra ban đầu nhằm xác định tội phạm và ngƣời thực hiện hành vi phạm tội

Bước 1. Công tác tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác về tội phạm

- Tin báo tố giác về tội phạm huỷ hoại rừng thƣờng dựa trên những cơ sở sau đây: + Đơn thƣ tố giác của công dân về hành vi đốt, chặt phá rừng, san ủi, đào bới, xây dựng trái phép gây huỷ hoại rừng. Đây là nguồn thông tin phổ biến, quan trọng trong điều tra loại án này.

+ Thông tin về hành vi huỷ hoại rừng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đƣợc đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, báo chí, báo hình, đài phát thanh, báo điện tử, nêu rõ hành vi huỷ hoại rừng xảy ra ở đâu, thủ đoạn huỷ hoại rừng, những ngƣời có liên quan đến việc huỷ hoại rừng, hậu quả tác hại do hành vi huỷ hoại gây ra đối với rừng.

+ Báo cáo của Cơng an xã hoặc chính quyền địa phƣơng về hành vi huỷ hoại rừng xảy ra trên địa bàn do họ trực tiếp quản lý, bảo vệ.

+ Cơ quan Kiểm lâm, lực lƣợng quản lý, bảo vệ rừng trực tiếp phát hiện hành vi huỷ hoại rừng.

+ Nguồn tin từ việc bắt quả tang các đối tƣợng thực hiện hành vi huỷ hoại rừng. - Các biện pháp xử lý tin báo, tố giác về hành vi huỷ hoại rừng: lực lƣợng Kiểm lâm

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 151 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)