Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 120)

CHƢƠNG 3 QUẢN LÝ ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT RỪNG VÀ LÂM SẢN

4.2. Các tội phạm cụ thể thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Kiểm lâm

4.2.7. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

Điều 313 Bộ luật hình sự:

1.Ngƣời nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thuộc một trong những trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 ngƣời hoặc gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 ngƣời với tỷ lệ tổn thƣơng cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 ngƣời với tỷ lệ tổn thƣơng cơ thể mỗi ngƣời từ 31% đến 60%;

c) Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 ngƣời trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thƣơng cơ thể của những ngƣời này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dƣới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

a) Làm chết 02 ngƣời;

b) Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 ngƣời với tỷ lệ tổn thƣơng cơ thể của mỗi ngƣời 61% trở lên;

113

c) Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 ngƣời trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thƣơng cơ thể của những ngƣời này từ 122% đến 200%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dƣới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 ngƣời trở lên;

b) Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 ngƣời với tỷ lệ tổn thƣơng cơ thể của mỗi ngƣời 61% trở lên;

c) Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 ngƣời trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thƣơng cơ thể của những ngƣời này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Ngƣời vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 ngƣời với tỷ lệ tổn thƣơng cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 ngƣời trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thƣơng cơ thể của những ngƣời này từ 31 % đến 60 %, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

5. Phạm tội trong trƣờng hợp có khả năng thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của ngƣời khác, nếu không đƣợc ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

6. Ngƣời phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khách thể của tội phạm:

Tội phạm này xâm phạm vào các quy định của Nhà nƣớc về phịng cháy, chữa cháy, xâm phạm đến an tồn chung của tồn xã hội, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con ngƣời, tài sản của Nhà nƣớc, của các tổ chức, của công dân.

Mặt khách quan của tội phạm:

+ Tội phạm đƣợc thể hiện ở hành vi vi phạm các quy định của Nhà nƣớc về phòng cháy, chữa cháy đã ban hành nhƣ Luật phòng cháy và chữa cháy (2001), Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi (2013) và Nghị định 79/2014/NĐ-CP hƣớng dẫn Luật Phòng chữa cháy và Luật Phòng hữa cháy sửa đổi.

+ Hành vi vi phạm các quy định về phịng cháy, chữa cháy có thể đƣợc thực hiện bằng hành động (hút thuốc lá trong kho xăng) hoặc khơng hành động (khơng có bảng cấm lửa ở kho xăng, trang bị hoặc trang bị khơng đầy đủ phƣơng tiện phịng cháy, chữa cháy, không tổ chức lực lƣợng phòng cháy tại chỗ...)

114

+ Để truy cứu trách nhiệm hình sự, cần xác định các quy định cụ thể nào đã bị vi phạm trong các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc về phòng cháy, chữa cháy; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại nghiêm trọng xảy ra. Thiệt hại nghiêm trọng xảy ra là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội phạm này (trừ trƣờng hợp bắt buộc trong cấu thành của tội phạm này (trừ trƣờng hợp quy định ở Khoản 4 Điều 313).

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ ngƣời nào từ đủ 16 tuổi

trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm đƣợc thực hiện do lỗi vơ ý.

Hình phạt: Điều 240 quy định bốn khung hình phạt.

+ Khung 1: Quy định hình phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

+ Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 08 năm với trƣờng hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng.

+ Khung 3: Quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 12 năm với trƣờng hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

+ Khung 4: Quy định hình phạt cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm với trƣờng hợp phạm tội gây thƣơng tích cho 01 ngƣời hoặc 02 ngƣời.

+ Khung 5: Quy định hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm với trƣờng hợp phạm tội chƣa gây hậu quả nhƣng có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nếu khơng đƣợc ngăn chặn kịp thời.

+ Hình phạt bổ sung: Ngƣời phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4.2.8. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hố, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 345 Bộ luật hình sự:

1. Ngƣời nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử- văn hóa, danh lam, thắng cảnh, gây hƣ hại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dƣới 500.000.000 đồng; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

115

2. Phạm tội trong trƣờng hợp gây hƣ hại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Khách thể của tội phạm:

Tội phạm này trực tiếp xâm phạm trật tự quản lý hành chính của Nhà nƣớc về quản lý và sử dụng di tích lịch sử, văn hố, danh lam, thắng cảnh.

Di tích lịch sử, văn hố, danh lam, thắng cảnh do Nhà nƣớc công nhận và xếp hạng do UNESCO công nhận mới là đối tƣợng tác động của tội phạm này.

Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi vi phạm các quy định của Nhà nƣớc về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh nhƣ: huỷ hoại, làm hƣ hỏng các di tích, danh lam đó. Hành vi làm hƣ hỏng hoặc huỷ hoại có thể đƣợc thực hiện bằng các phƣơng pháp khác nhau: cơ học, hố học, lý hoặc...

+ Sử dụng khơng đúng quy định của Nhà nƣớc về các di tích lịch sử, văn hố, danh lam, thắng cảnh.

+ Hành vi vi phạm, chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có một trong các dấu hiệu sau đây:

- Gây hậu quả nghiêm trọng;

- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này;

- Đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xố án tích mà cịn vi phạm.

+ Phải xác định đƣợc mối quan hệ nhan quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Nếu hành vi vi phạm chƣa gây hậu quả hoặc có gây hậu quả nhƣng khơng phải là nghiêm trọng và trƣớc đó ngƣời vi phạm chƣa bị xử phạt hành chính về hành vi này, chƣa bị kết án về tội này thì khơng bị coi là tội phạm mà chỉ bị xử lý về hành chính hoặc dân sự.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ ngƣời nào từ đủ 16 tuổi

trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm đƣợc thực hiện do lỗi vơ ý.

Hình phạt: Điều 345 quy định hai khung hình phạt.

+ Khung 1: Quy định hình phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm với trƣờng hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

116

4.3. Phƣơng pháp điều tra các loại án thuộc thẩm quyền kiểm lâm 4.3.1. Thẩm quyền điều tra của lực lƣợng kiểm lâm 4.3.1. Thẩm quyền điều tra của lực lƣợng kiểm lâm

Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 232, 233, 234, 243, 244, 245, 313 và 345 của Bộ luật hình sự thì Cục trƣởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trƣởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trƣởng Hạt Kiểm lâm xử lý nhƣ sau:

 Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trƣờng hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch ngƣời phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trƣờng, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trƣng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mƣơi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;  Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhƣng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trƣờng, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Cục trƣởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trƣởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trƣởng Hạt Kiểm lâm trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, ra quyết định phân cơng hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, ra quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định khơng có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Khi Cục trƣởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trƣởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trƣởng Hạt Kiểm lâm vắng mặt thì một cấp phó đƣợc uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trƣởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trƣớc cấp trƣởng về nhiệm vụ đƣợc giao.

Điều 9, Bộ luật hình sự có quy định: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mƣời lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mƣời lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Tội phạm ít nghiêm trọng nhƣng phức tạp là tội phạm ít nghiêm trọng nhƣng q trình điều tra xử lý có nhiều khó khăn phức tạp. Ví dụ nhƣ đối tƣợng có nhân thân đặc biệt; địa chỉ đối tƣợng ở xa, lai lịch đối tƣợng khó xác minh; địa bàn điều tra rộng, hiểm trở, đi lại khó khăn …

117

Để áp dụng đúng và thống nhất một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tƣ pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao thống nhất hƣớng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Thông tƣ liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN & PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 8/3/2007).

4.3.1.1. Trình tự điều tra các tội phạm ít nghiêm trọng, rõ ràng Bƣớc 1. Ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Bƣớc 1. Ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Trong thời hạn 24 giờ, ngƣời ra quyết định khởi tố vụ án hình sự phải có văn bản báo cáo, chuyển quyết định khởi tố vụ án vụ tài liệu có liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) cùng cấp để kiểm sát việc khởi tố.

Bƣớc 2. Ra quyết định khởi tố bị can.

Ngƣời ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời là ngƣời ra quyết định khởi tố bị can, trong thời hạn 24 giờ phải có văn bản báo cáo, chuyển quyết định khởi tố bị can và tài liệu có liên quan đến VKSND cùng cấp để phê chuẩn quyết định khởi tố bị can theo quy định tại khoản 3 Điều 1175 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Bƣớc 3. Ra quyết định phân công công chức kiểm lâm điều tra vụ án hình sự đã đƣợc

khởi tố.

Ngƣời ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời ra quyết định phân cơng công chức kiểm lâm thuộc quyền quản lý tiến hành các hoạt động điều tra vụ án hình sự.

Bƣớc 4. Khám nghiệm hiện trƣờng

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ lai lịch ngƣời phạm tội rõ ràng không nhất thiết phải khám nghiệm hiện trƣờng. Tuy nhiên trong từng vụ án cụ thể, xét thấy cần thiết để củng cố thêm chứng cứ, ngƣời đƣợc phân công tham gia một số hoạt động điều tra có thể tổ chức tiến hành khám nghiệm hiện trƣờng theo quy định tại điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

b) Kết quả công tác khám nghiệm hiện trƣờng phải đƣợc phản ánh trong hồ sơ khám nghiệm hiện trƣờng thể hiện trong các tài liệu: biên bản khám nghiệm hiện trƣờng, báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trƣờng, sơ đồ hiện trƣờng, bản ảnh hiện trƣờng.

Bƣớc 5. Thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án

Vật chứng tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án phải đƣợc cất giữ cẩn thận, bảo đảm an tồn, nếu cần thì phải niêm phong theo quy định. Trƣờng hợp, vật chứng là động vật còn sống khoẻ mạnh phải có nơi ni, nhốt, chăm sóc bảo đảm an tồn; nếu ốm yếu, bị thƣơng phải tổ chức cứu hộ; nếu đã chết hoặc bộ phận của chúng phải nhanh chóng xử lý theo quy định hiện hành.

118

Lấy lời khai bị can thực hiện theo quy định tại Điều 179, 180 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, trong đó cần lƣu ý những điểm sau:

a) Đặc điểm nhân thân của bị can nhƣ: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, dân tộc, quốc

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)