Việc gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 59)

4. Ý thức, trách nhiệm của ngƣời học

2.4.3. Việc gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt

Trong trƣờng hợp vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp, 30 ngày chƣa đủ để ra quyết định xử phạt, xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì ngƣời có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải làm văn bản báo cáo lên thủ trƣởng trực tiếp của mình để xin gia hạn; thời hạn gia hạn không quá 30 ngày. Việc gia hạn quy định nhƣ sau:

- Hạt trƣởng Hạt Kiểm lâm gia hạn đề nghị của Trạm trƣởng Trạm Kiểm lâm thuộc Hạt;

- Chi cục trƣởng Chi cục Kiểm lâm gia hạn đề nghị của Đội trƣởng Đội Kiểm lâm cơ động, Hạt trƣởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trƣởng Hạt Kiểm lâm các Vƣờn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên;

- Chủ tịch UBND huyện gia hạn đề nghị của Chủ tịch UBND xã;

- Chủ tịch UBND tỉnh gia hạn đề nghị của Chi cục trƣởng Chi cục Kiểm lâm và Chủ tịch UBND huyện;

52

Thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa không quá 60 ngày. Quá thời hạn trên thì ngƣời có thẩm quyền xử phạt không đƣợc ra quyết định xử phạt nhƣng vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

2.4.4. Thi hành quyết định, cưỡng chế thi hành

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đƣợc giao quyết định xử phạt (trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác, ví dụ: hoãn thi hành quyết định), cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định xử phạt. Nếu không tự nguyện thì bị cƣỡng chế thi hành.

- Biện pháp cƣỡng chế:

 Khấu trừ lƣơng hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng  Kê biên phần tài sản có giá trị tƣơng ứng với số tiền phạt để bán đấu giá

 Các biện pháp cƣỡng chế khác để tịch thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra…

- Hoãn thi hành quyết định: Trong trƣờng hợp phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên, ngƣời bị phạt đang trong hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, có đơn đƣợc xác nhận của UBND xã nơi cƣ trú hoặc tổ chức nơi ngƣời đó làm việc.

2.4.5. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm

- Đối với tang vật là vật phẩm tƣơi sống, động vật hoang dã bị yếu, bị thƣơng không thuộc nhóm IB hoặc lâm sản khác còn tƣơi không thuộc nhóm IA, IB, thì ngƣời có thẩm quyền xử phạt lập biên bản và tổ chức bán ngay theo giá quy định của UBND tỉnh. Tiền thu đƣợc gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nƣớc. Nếu sau đó, tang vật đó bị tịch thu theo quyết định của ngƣời có thẩm quyền, thì sau khi trừ chi phí theo quy định của pháp luật, số tiền còn lại nộp ngân sách Nhà nƣớc; trƣờng hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu đƣợc phải trả cho chủ sở hữu, ngƣời quản lý hoặc sử dụng hợp pháp.

- Đối với lâm sản, phƣơng tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm bảo quản, không để mất mát, hƣ hỏng và xử lý nhƣ sau:

+ Đối với động vật hoang dã bị thƣơng, yếu có khả năng phục hồi thì giao trung tâm cứu hộ để chăm sóc phục hồi trƣớc khi thả về môi trƣờng thiên nhiên; đối với động vật hoang dã khoẻ mạnh thì tổ chức thả về môi trƣờng thiên nhiên phù hợp sinh thái của loài.

Đối với tang vật là động vật hoang dã quý hiếm nhóm IB bị thƣơng, yếu, không có khả năng phục hồi hoặc các sản phẩm của chúng thì tổ chức tiêu huỷ.

+ Trƣờng hợp loài động vật hoang dã có khả năng gây nuôi sinh sản hoặc động vật hoang dã không thuộc loại quý hiếm mà chi phí tổ chức thả về môi trƣờng tự nhiên lớn thì tổ chức bán theo quy định của UBND tỉnh.

53

+ Đối với các phƣơng tiện chất lƣợng kém, quá thời hạn sử dụng, ngƣời có thẩm quyền xử phạt phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập biên bản để bán phế liệu hoặc tiêu huỷ.

+ Đối với tang vật, phƣơng tiện không thuộc các loại trên, tổ chức bán đấu giá trong vòng một tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

- Chi phí lƣu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính và các chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật đƣợc trừ vào tiền thu từ bán tang vật, phƣơng tiện, xử phạt vi phạm hành chính.

Trƣờng hợp tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính phải tổ chức tiêu huỷ hoặc thả về môi trƣờng thiên nhiên mà tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính và bán tang vật, phƣơng tiện tịch thu không đủ chi phí thì đƣợc trích thêm từ quỹ chống chặt phá rừng và vận chuyển kinh doanh lâm sản trái phép.

Trƣờng hợp tang vật, phƣơng tiện vi phạm không xử lý tịch thu, chủ lâm sản, phƣơng tiện phải thanh toán chi phí lƣu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính và các chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật; không đƣợc trừ vào tiền xử phạt vi phạm hành chính.

2.4.6. Các biện pháp ngăn chặn trong xử lý vi phạm hành chính

Dƣới đây là các biện pháp ngăn chặn và thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong xử lý vi phạm hành chính:

2.4.6.1. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

- Điều kiện áp dụng: khi cần ngăn chặn, đình chỉ hành vi gây rối trật tự công cộng, gây

thƣơng tích cho ngƣời khác, hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để xử lý vi phạm hành chính.

- Thẩm quyền tạm giữ ngƣời theo thủ tục hành chính: Chủ tịch xã, thị trấn; Trƣởng Công an Phƣờng, Công an cấp huyện; một số Trƣởng phòng Cảnh sát Công an tỉnh; Hạt trƣởng Kiểm lâm, Đội trƣởng Kiểm lâm cơ động…

Trƣờng hợp cấp trƣởng vắng mặt thì cấp phó đƣợc uỷ quyền có quyền quyết định tạm giữ ngƣời theo thủ tục hành chính.

- Mọi trƣờng hợp tạm giữ ngƣời đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho ngƣời bị tạm giữ một bản.

- Thời hạn tạm giữ ngƣời theo thủ tục hành chính là 12 giờ kể từ thời điểm bắt đầu tạm giữ ngƣời vi phạm, trƣờng hợp cần thiết có thể kéo dài hơn, nhƣng không quá 24 giờ.

Trƣờng hợp hành vi vi phạm hành chính ở vùng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo, thì thời hạn tạm giữ tối đa không quá 48 giờ.

- Nếu ngƣời bị tạm giữ yêu cầu thì ngƣời ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, cơ quan của họ biết. Trƣờng hợp tạm giữ ngƣời chƣa thành niên vào ban đêm hoặc giữ

54

trên 6 giờ thì ngƣời ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ của họ biết.

2.4.6.2. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

- Điều kiện áp dụng: trong trƣờng hợp cần xác minh tình tiết làm cơ sở cho việc xử lý

hoặc ngăn chặn ngay hành vi VPHC, ngăn chặn việc tẩu tán, tiêu huỷ tang vật VPHC

- Thẩm quyền: Chủ tịch xã, thị trấn; Trƣởng Công an Phƣờng, Công an cấp huyện; một số Trƣởng phòng Cảnh sát Công an tỉnh; Hạt trƣởng Kiểm lâm, Đội trƣởng Kiểm lâm cơ động… Trong trƣờng hợp có căn cứ cho rằng nếu không tạm giữ thì tang vật, phƣơng tiện VPHC có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ thì thủ trƣởng trực tiếp của nhân viên Kiểm lâm cũng đƣợc quyền ra quyết định tạm giữ, trong vòng 24 giờ phải báo cáo thủ trƣởng của mình là ngƣời có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ và đƣợc ngƣời đó đồng ý bằng văn bản. Nếu ngƣời có thẩm quyền không đồng ý tạm giữ thì phải huỷ ngay quyết định tạm giữ và trả lại tang vật, phƣơng tiện đã bị tạm giữ.

- Ngƣời ra quyết định tạm giữ tang vật, phƣơng tiện phải lập biên bản về việc tạm giữ (ghi rõ tên, số lƣợng, chủng loại…, chữ ký của ngƣời ra quyết định, ngƣời vi phạm) và phải bảo quản. Quyết định và biên bản tạm giữ phải đƣợc giao cho ngƣời vi phạm một bản.

- Thời hạn: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tạm giữ, ngƣời ra quyết định tạm giữ phải xử lý ngay tang vật, phƣơng tiện theo biện pháp quy định trong quyết định xử lý hoặc trả lại nếu không áp dụng biện pháp tịch thu. Trƣờng hợp vụ việc phức tạp, cần kéo dài thời hạn tạm giữ để xác minh, thì phải do ngƣời có thẩm quyền tạm giữ quyết định, nhƣng tối đa không quá 60 ngày.

2.4.6.3. Khám người theo thủ tục hành chính

- Điều kiện áp dụng: Khi có căn cứ để nhận định ngƣời đó cất giấu trong ngƣời đồ vật,

tài liệu, phƣơng tiện vi phạm hành chính.

- Thẩm quyền quyết định: Chủ tịch xã, thị trấn; Trƣởng Công an Phƣờng, Công an cấp

huyện; một số Trƣởng phòng Cảnh sát Công an tỉnh; Hạt trƣởng Kiểm lâm, Đội trƣởng Kiểm lâm cơ động… Trong trƣờng hợp có căn cứ cho rằng nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phƣơng tiện VPHC có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ thì nhân viên Kiểm lâm đang thi hành công vụ đƣợc khám ngƣời theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trƣởng của mình là ngƣời có thẩm quyền quyết định khám ngƣời theo thủ tục hành chính, phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc khám ngƣời.

- Thủ tục khám ngƣời theo thủ tục hành chính: Việc khám ngƣời phải có quyết định bằng văn bản (trừ trƣờng hợp cần khám ngay), trƣớc khi khám phải thông báo cho ngƣời bị khám biết. Khi khám ngƣời, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có ngƣời cùng giới chứng kiến.

55

Mọi trƣờng hợp khám ngƣời đều phải lập biên bản, Quyết định và biên bản khám ngƣời phải đƣợc giao cho ngƣời bị khám một bản.

2.4.6.4. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

- Điều kiện áp dụng: Khi có căn cứ để nhận định rằng trong phƣơng tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

- Thẩm quyền: Chủ tịch xã, thị trấn; Trƣởng Công an Phƣờng, Công an cấp huyện; một số Trƣởng phòng Cảnh sát Công an tỉnh; Hạt trƣởng Hạt Kiểm lâm, Đội trƣởng đội Kiểm lâm cơ động; Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ.

- Thủ tục: Khi tiến hành khám phƣơng tiện vận tải, đồ vật, phải có mặt chủ phƣơng tiện vận tải, đồ vật hoặc ngƣời điều khiển phƣơng tiện; nếu họ vắng thì phải có hai ngƣời chứng kiến.

- Mọi trƣờng hợp khám phƣơng tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản và giao cho chủ phƣơng tiện vận tải, đồ vật hoặc ngƣời điều khiển phƣơng tiện một bản.

2.4.6.5. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

- Điều kiện áp dụng: Khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính.

- Thẩm quyền: Chủ tịch xã, thị trấn; Trƣởng Công an Phƣờng, Công an cấp huyện; một số Trƣởng phòng Cảnh sát Công an tỉnh; Hạt trƣởng Kiểm lâm, Đội trƣởng đội Kiểm lâm cơ động.

Trƣờng hợp nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính là nhà ở thì quyết định khám phải đƣợc sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Mọi trƣờng hợp khám nơi cất giấu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính phải quyết định bằng văn bản.

- Khi khám phải có mặt ngƣời chủ nơi bị khám hoặc ngƣời thành niên trong gia đình họ và có ngƣời chứng kiến. Trƣờng hợp chủ nơi bị khám vắng mặt hoặc ngƣời thành niên trong gia đình họ mà không thể trì hoãn đƣợc thì phải có đại diện chính quyền và hai ngƣời chứng kiến.

- Không đƣợc khám nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính vào ban đêm, nếu trƣờng hợp khẩn cấp mà không thể trì hoãn đƣợc thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

- Mọi trƣờng hợp khám nơi cất giấu tang vật, phƣơng tiện đều phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản và đƣợc gửi cho chủ nơi bị khám một bản.

2.4.7. Một số mẫu biểu dùng trong xử lý vi phạm hành chính

Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 19/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Tại Điều 32 có ban hành một số mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.

56

Dƣới đây là một số biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và các lƣu ý khi sử dụng các mẫu biểu.

1) Biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính đƣợc lập sau khi cán bộ kiểm lâm phát hiện hành vi vi phạm. Trong khi ghi biên bản cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung: “Tiến hành lập biên bản VPHC đối với”: Xác định rõ tƣ cách pháp nhân của tổ chức hoặc cá nhân có hành vi VPHC.

- Nội dung “Hành vi VPHC nhƣ sau”: ghi ngắn gọn, nhƣng phải đầy đủ các nội dung nhƣ: giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm, mô tả hành vi vi phạm quy định tại điều, khoản của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP.

2) Biên bản tạm giữ tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính

Biên bản này sử dụng sau khi có quyết định tạm giữ tang vật, phƣơng tiện VPHC của ngƣời có thẩm quyền, trong biên bản phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của quyết định tạm giữ tang vật, phƣơng tiện VPHC và ghi đầy đủ họ tên, chức vụ của ngƣời ký quyết định đó.

3) Biên bản khám ngƣời theo thủ tục hành chính

Biên bản này đƣợc sử dụng khi thực hiện khám ngƣời theo thủ tục hành chính, sau khi có quyết định khám ngƣời của ngƣời có thẩm quyền. Trong biên bản phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của quyết định khám ngƣời và ghi đầy đủ họ tên, chức vụ của ngƣời ký quyết định đó.

Mọi trƣờng hợp khám ngƣời theo thủ tục hành chính bắt buộc phải có ngƣời chứng kiến.

4) Biên bản khám phƣơng tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

Biên bản này đƣợc sử dụng khi thực hiện khám phƣơng tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính. Trong khi ghi biên bản cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “Căn cứ”: ghi nguồn thông tin để nhận định rằng trong phƣơng tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật VPHC (Phụ lục 4).

- Nội dung “Tiến hành khám phƣơng tiện vận tải, đồ vật”: ghi rõ loại phƣơng tiện vận tải và số biển kiểm soát (nếu có), tên đồ vật.

- Những ngƣời ký tên tại biên bản gồm: ngƣời ra quyết định khám; ngƣời lập biên bản khám; ngƣời tham gia khám; chủ phƣơng tiện vận tải, đồ vật hoặc ngƣời điều khiển phƣơng tiện; ngƣời chứng kiến. Những ấn chỉ đã in chƣa đủ thành phần những ngƣời ký tên, thì ngƣời lập biên bản ghi bổ sung, đảm bảo đúng những ngƣời này phải ký vào biên bản.

5) Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính

Biên bản này sử dụng khi khám nơi cất giấu tang vật, phƣơng tiện VPHC, sau khi có quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phƣơng tiện VPHC của ngƣời có thẩm quyền. Trong biên bản phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của quyết định và ghi đầy đủ họ tên, chức vụ của

57

ngƣời ký quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phƣơng tiện VPHC. Trong khi ghi biên bản cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “Tiến hành khám tại”: ghi rõ địa điểm, địa chỉ nơi tổ chức khám.

- Những ngƣời ký tên tại biên bản gồm: ngƣời ra quyết định; ngƣời lập biên bản; đại diện sở hữu chủ nơi cất giấu tang vật, phƣơng tiện VPHC; ngƣời chứng kiến hoặc đại diện

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)