Phƣơng pháp điều tra các loại án thuộc thẩm quyền kiểm lâm

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 124)

4. Ý thức, trách nhiệm của ngƣời học

4.3. Phƣơng pháp điều tra các loại án thuộc thẩm quyền kiểm lâm

4.3.1. Thẩm quyền điều tra của lực lƣợng kiểm lâm

Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 232, 233, 234, 243, 244, 245, 313 và 345 của Bộ luật hình sự thì Cục trƣởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trƣởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trƣởng Hạt Kiểm lâm xử lý nhƣ sau:

 Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trƣờng hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch ngƣời phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trƣờng, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trƣng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mƣơi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;  Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhƣng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trƣờng, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Cục trƣởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trƣởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trƣởng Hạt Kiểm lâm trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, ra quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, ra quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Khi Cục trƣởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trƣởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trƣởng Hạt Kiểm lâm vắng mặt thì một cấp phó đƣợc uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trƣởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trƣớc cấp trƣởng về nhiệm vụ đƣợc giao.

Điều 9, Bộ luật hình sự có quy định: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mƣời lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mƣời lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Tội phạm ít nghiêm trọng nhƣng phức tạp là tội phạm ít nghiêm trọng nhƣng quá trình điều tra xử lý có nhiều khó khăn phức tạp. Ví dụ nhƣ đối tƣợng có nhân thân đặc biệt; địa chỉ đối tƣợng ở xa, lai lịch đối tƣợng khó xác minh; địa bàn điều tra rộng, hiểm trở, đi lại khó khăn …

117

Để áp dụng đúng và thống nhất một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tƣ pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao thống nhất hƣớng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Thông tƣ liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN & PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 8/3/2007).

4.3.1.1. Trình tự điều tra các tội phạm ít nghiêm trọng, rõ ràng Bƣớc 1. Ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Bƣớc 1. Ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Trong thời hạn 24 giờ, ngƣời ra quyết định khởi tố vụ án hình sự phải có văn bản báo cáo, chuyển quyết định khởi tố vụ án vụ tài liệu có liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) cùng cấp để kiểm sát việc khởi tố.

Bƣớc 2. Ra quyết định khởi tố bị can.

Ngƣời ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời là ngƣời ra quyết định khởi tố bị can, trong thời hạn 24 giờ phải có văn bản báo cáo, chuyển quyết định khởi tố bị can và tài liệu có liên quan đến VKSND cùng cấp để phê chuẩn quyết định khởi tố bị can theo quy định tại khoản 3 Điều 1175 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Bƣớc 3. Ra quyết định phân công công chức kiểm lâm điều tra vụ án hình sự đã đƣợc

khởi tố.

Ngƣời ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời ra quyết định phân công công chức kiểm lâm thuộc quyền quản lý tiến hành các hoạt động điều tra vụ án hình sự.

Bƣớc 4. Khám nghiệm hiện trƣờng

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ lai lịch ngƣời phạm tội rõ ràng không nhất thiết phải khám nghiệm hiện trƣờng. Tuy nhiên trong từng vụ án cụ thể, xét thấy cần thiết để củng cố thêm chứng cứ, ngƣời đƣợc phân công tham gia một số hoạt động điều tra có thể tổ chức tiến hành khám nghiệm hiện trƣờng theo quy định tại điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

b) Kết quả công tác khám nghiệm hiện trƣờng phải đƣợc phản ánh trong hồ sơ khám nghiệm hiện trƣờng thể hiện trong các tài liệu: biên bản khám nghiệm hiện trƣờng, báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trƣờng, sơ đồ hiện trƣờng, bản ảnh hiện trƣờng.

Bƣớc 5. Thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án

Vật chứng tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án phải đƣợc cất giữ cẩn thận, bảo đảm an toàn, nếu cần thì phải niêm phong theo quy định. Trƣờng hợp, vật chứng là động vật còn sống khoẻ mạnh phải có nơi nuôi, nhốt, chăm sóc bảo đảm an toàn; nếu ốm yếu, bị thƣơng phải tổ chức cứu hộ; nếu đã chết hoặc bộ phận của chúng phải nhanh chóng xử lý theo quy định hiện hành.

118

Lấy lời khai bị can thực hiện theo quy định tại Điều 179, 180 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, trong đó cần lƣu ý những điểm sau:

a) Đặc điểm nhân thân của bị can nhƣ: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, trình độ văn hoá, hoàn cảnh gia đình, tiền án, tiền sự, đã bị xử phạt về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản chƣa;

b) Động cơ, mục đích phạm tội, vai trò của bị can trong vụ án phạm tội có tổ chức, mức độ hành vi phạm tội của bị can;

c) Diễn biến của quá trình thực hiện hành vi phạm tội;

d) Loại công cụ, phƣơng tiện mà bị can đã sử dụng, nơi cất giấu;

đ) Số lƣợng, đặc điểm những đồ vật, tài sản, tiền bạc mà đối tuợng có đƣợc do thực hiện hành vi phạm tội mà có, nơi cất giữ chúng;

e) Mối quan hệ của từng đối tƣợng với các đối tƣợng khác ở địa bàn phạm tội, ổ nhóm của chúng.

Bƣớc 7. Lấy lời khai ngƣời làm chứng

Lấy lời khai những ngƣời làm chứng trực tiếp có mặt tại nơi thực hiện hành vi phạm tội, trong trƣờng hợp cần thiết có thể lấy lời khai của những ngƣời làm chứng khác mặc dù ngƣời đó không trực tiếp có mặt tại nơi thực hiện hành vi phạm tội nhƣng họ biết đƣợc những tình tiết có giá trị làm rõ sự thực khách quan của vụ án.

Việc lấy lời khai ngƣời làm chứng thực hiện theo quy định tại Điều 181, 182, 183 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Bƣớc 8. Trƣng cầu giám định

Trong điều tra tội phạm vi phạm các quy định về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản khi xét thấy cần thiết làm rõ những vấn đề có liên quan đến vụ án bằng việc giám định, cơ quan kiểm lâm trực tiếp thụ lý điều tra vụ án ra quyết định trƣng cầu giám định.

Bƣớc 9. Kết thúc điều tra

a) Khi kết thúc điều tra, công chức kiểm lâm đƣợc phân công điều tra vụ án tiến hành viết kết luận điều tra vụ án, ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ và chữ ký của ngƣời ra quyết định phân công công chức kiểm lâm điều tra vụ án.

b) Cơ quan kiểm lâm thực hiện điều tra vụ án lập văn bản chuyển hồ sơ vụ ỏn cùng kết luận điều tra đề nghị truy tố gửi Viện kiểm sát nhân dân cung cấp trong thời hạn hai ngày kể từ ngày kết luận điều tra hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra đồng thời gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can, ngƣời bào chữa.

c) Việc giao nhận hồ sơ trên đây giữa cơ quan kiểm lâm và Viện kiểm sát cùng cấp phải lập thành biên bản giao nhận hồ sơ vụ án.

119

4.3.1.2. Trình tự điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng nhƣng phức tạp Bƣớc 1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự. Bƣớc 1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Bƣớc 2. Quyết định phân công công chức kiểm lâm tiến hành một số hoạt động điều

tra vụ án hình sự đã đƣợc khởi tố.

Bƣớc 3. Tiến hành một số hoạt động điều tra vụ án:

- Khám nghiệm hiện trƣờng.

- Thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án.

- Lấy lời khai của những ngƣời có liên quan đến vụ án.

- Lấy lời khai ngƣời làm chứng.

Bƣớc 4. Chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án cơ quan kiểm lâm phải có văn bản gửi Cơ quan điều tra cùng cấp kèm theo hồ sơ vụ án để tiếp tục điều tra theo quy định của pháp luật.

Quá trình tiến hành một số hoạt động điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng nhƣng phức tạp, thực hiện nhƣ hƣớng dẫn điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng ở trên.

4.3.1.3. Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng

Trong quá trình thực thi pháp luật theo thẩm quyền, cơ quan kiểm lâm phát hiện vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm với hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, trình tự điều tra có thể bao gồm các bƣớc:

Bƣớc 1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Ngƣời quyết định khởi tố vụ án hình sự làm văn bản báo cáo chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND cùng cấp để kiểm sát việc khởi tố. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố, cơ quan kiểm lâm cú văn bản báo cáo, chuyển hồ sơ và vật chứng cho Cơ quan điều tra cùng cấp để điều tra theo quy định, đồng thời cơ quan kiểm lâm phải có văn bản báo cáo Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp biết để kiểm sát việc điều tra của Cơ quan điều tra.

Bƣớc 2. Đề nghị Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Trong trƣờng hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm nguy hiểm, phức tạp, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi phạm tội cơ quan kiểm lâm phải có văn bản báo cáo, chuyển hồ sơ vụ việc và vật chứng cho Cơ quan điều tra cùng cấp để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và tổ chức các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.

4.3.2. Phƣơng pháp điều tra tội phạm vi phạm về khai thác và bảo vệ rừng

4.3.2.1. Đặc điểm hình sự của tội phạm và những vấn đề cần phải chứng minh trong điều tra vụ án tra vụ án

Tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đƣợc quy định tại điều 175 Bộ luật hình sự:

120

a. Về thời gian và địa điểm xảy ra hành vi phạm tội

- Hoạt động của bọn tội phạm khai thác gỗ trái phép và phát đốt rừng làm nƣơng rẫy có tính quy luật, đó là địa điểm gây án chỉ diễn ra ở các địa bàn có rừng, có gỗ; thời gian thực hiện tội phạm đều xảy ra trong mùa khô và vào ban ngày. Đây là quy luật đƣợc hình thành bởi tính chất của đối tƣợng bị xâm hại và địa điểm xảy ra tội phạm. Vào mùa mƣa với lƣợng mƣa bình quân cao, “Lâm tặc” không có khả năng và điều kiện mở đƣờng, đƣa ngƣời và phƣơng tiện vào rừng khai thác gỗ. Mặt khác, công việc chặt hạ cây rừng lấy gỗ cũng nhƣ phát rừng không thể làm đƣợc vào ban đêm.

- Hoạt động của bọn tội phạm vận chuyển gỗ trái phép thì thời gian và địa điểm thực hiện tội phạm không theo quy luật nào cả, có nghĩa rằng các đối tƣợng phạm tội có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào, không kể mùa khô hay mùa mƣa, ban ngày hay ban đêm (đa số là ban đêm). Thông thƣờng, “Lâm tặc” tìm mọi cách mua chuộc một số cán bộ Kiểm lâm làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tại các Trạm kiểm soát lâm sản cửa rừng hoặc lợi dụng những sơ hở của họ trong các ngày nghỉ, giờ nghỉ để vận chuyển gỗ khai thác trái phép đi tiêu thụ.

b. Về thủ đoạn thực hiện và che giấu hành vi phạm tội

- Trong khâu khai thác gỗ

+ Lợi dụng việc khai thác gỗ tự nhiên, khai thác tận dụng và tận thu theo chỉ tiêu, kế hoạch của Nhà nƣớc để khai thác gỗ trái phép.

Sau khi đƣợc Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép có thể tổ chức đấu thầu bán cây đứng, hoặc hợp đồng thuê đơn vị khác khai thác, hoặc giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ khai thác.

Trƣớc mùa khai thác, bọn tội phạm (thƣờng là những tên chỉ huy, cầm đầu các đơn vị khai thác) tìm cách lôi kéo, mua chuộc chủ rừng và một số cán bộ Kiểm lâm của Hạt kiểm lâm sở tại để “ký hợp đồng tạo điều kiện giúp đỡ” chúng khai thác gỗ trái phép. Khi có đƣợc “hợp đồng”, “Lâm tặc” lợi dụng việc khai thác gỗ hợp pháp tại các lô, khoảnh, tiểu khu đƣợc thiết kế khai thác để chặt hạ những cây không có dấu búa bài cây trong khu vực đƣợc phép khai thác, những cây dọc hai bên đƣờng vào khu vực khai thác, những cây ở các lô, khoảnh, tiểu khu lân cận (ngoài diện tích đã đƣợc thiết kế khai thác). Thông thƣờng, những cây bị chúng chặt hạ đều là những cây đã đƣợc tuyển lựa, có đƣờng kính lớn hoặc những cây thuộc Danh mục thực vật rừng quý hiếm có giá trị kinh tế cao.

Để che giấu hành vi phạm tội, ngay từ khi tiến hành chặt hạ những cây gỗ này, chúng tính toán để cƣa cắt cây thành những lóng gỗ có cấp kính và độ dài tƣơng đƣơng với các lóng gỗ đƣợc cắt ra từ những cây có trong thiết kế khai thác. Số cây bị chặt hạ này tuy không có dấu búa bài cây, nhƣng theo “hợp đồng” cán bộ Kiểm lâm vẫn tiến hành đóng búa kiểm lâm, đồng thời đánh số thứ tự đầu lóng trùng với những lóng gỗ khai thác hợp pháp đã đƣợc xác lập lý lịch, tạo điều kiện cho “Lâm tặc” quay vòng hồ sơ vận chuyển gỗ.

121

+ Bọn tội phạm đột nhập lén lút vào những khu rừng chƣa đƣợc phép hoặc không đƣợc phép khai thác tiến hành chặt hạ cây bỏ lại trong rừng rồi tìm cách thông tin cho các cơ

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)