Tiến hành các hoạt động điều tra tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 166 - 175)

CHƢƠNG 3 QUẢN LÝ ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT RỪNG VÀ LÂM SẢN

4.3. Phƣơng pháp điều tra các loại án thuộc thẩm quyền kiểm lâm

4.3.4.2. Tiến hành các hoạt động điều tra tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang

gen quý hiếm, giết chết nhiều động vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, gây bức xúc trong dƣ luận xã hội …

4.3.4.2. Tiến hành các hoạt động điều tra tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm vật hoang dã quý hiếm

A. Tiếp nhận, xử lý tin báo về tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm

a. Tiếp nhận và kiểm tra tin báo, tố giác về tội phạm.

Nguồn tin báo, tố giác về tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm có thể đến với cơ quan Kiểm lâm thơng qua các nguồn chính sau đây: Tin báo, tố giác của quần chúng nhân dân; Thông qua các phƣơng tiện thông tin, đại chúng; Thông qua quần chúng nhân dân bắt giữ đƣợc đối tƣợng phạm tội chuyển đến cơ quan Kiểm lâm hoặc cũng có thể cơ quan Kiểm lâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình phát hiện.

- Trƣờng hợp tin báo, tố giác của quần chúng nhân dân về vụ vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, khi tiếp nhận phải làm rõ: Vụ việc đó là vụ việc gì? Tại sao họ lại biết việc đó? Thời gian xảy ra vụ việc? Họ tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại của ngƣời báo tin? Diễn biến của vụ việc? Địa điểm xảy ra vụ việc. Đồng thời hỏi kỹ họ về các nội dung trên làm cơ sở cho việc kiểm tra, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm.

- Trƣờng hợp tin báo tố giác về vụ vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, cần cử ngƣời đến trực tiếp để gặp Ban biên tập của đài báo đó xác định tác giả đã viết bài. Sau đó lấy lời khai của tác giả đã viết bài, khi lấy lời khai cần làm rõ; Nguồn tài liệu mà tác giả đó đã sử dụng để viết bài; Lý do họ viết bài; Đề nghị họ cung cấp các tài liệu mà họ đã sử dụng để viết bài …

- Trƣờng hợp đối tƣợng phạm tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm do quần chúng nhân phát hiện, bắt quả tang chuyển đến cơ quan Kiểm lâm, cần tiến hành lập biên bản bắt giữ ngƣời có hành vi phạm tội quả tang theo mẫu quy định. Trong biên

159

bản phải tóm tắt diễn biến của hành vi phạm tội; Họ tên, địa chỉ và lời khai của ngƣời đã bắt giữ ngƣời phạm tội quả tang; Họ tên, địa chỉ và lời khai của đối tƣợng phạm tội bị bắt quả tang; Họ tên, địa chỉ và lời khai của ngƣời làm chứng; Vật chứng của vụ án (tên vật chứng; số lƣợng; đặc điểm; tình trạng vật chứng; nơi phát hiện và thu giữ)

b. Xử lý tin báo tố giác về tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm:

Sau khi đã kiểm tra, xác minh về các tin báo, tố giác về tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, có thể xảy ra các trƣờng hợp:

- Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm xảy ra chƣa cấu thành tội phạm mà mới chỉ là vi phạm hành chính thì cần tiến hành các thủ tục để xử lý hành chính.

- Trƣờng hợp có tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm xảy ra thì trong phạm vi của mình, cơ quan Kiểm lâm ra quyết định khởi tố vụ án để tiến hành các hoạt động điều tra theo thẩm quyền. Trƣờng hợp này có thể xảy ra hai khả năng:

Thứ nhất: Tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội

phạm ít nghiêm trọng nhƣng phức tạp.

Thứ hai: Tội phạm ít nghiêm trọng trong trƣờng hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và

lai lịch ngƣời phạm tội rõ ràng

Tƣơng ứng với mỗi trƣờng hợp, chúng ta phải tiến hành những hoạt động điều tra tƣơng ứng theo thẩm quyền của cơ quan Kiểm lâm.

B. Các bƣớc điều tra đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhƣng phức tạp

Bước 1. Khởi tố vụ án vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm

Để tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, cơ quan Kiểm lâm ra quyết định khởi tố vụ án hình sự với tội danh theo quy định tại Điều 234, Điều 244 Bộ luật hình sự. Quyết định khởi tố vụ án hình sự do Cục trƣởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trƣởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trƣởng Hạt Kiểm lâm ký. Trƣờng hợp cấp Trƣởng vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho cấp Phó ký quyết định khởi tố vụ án hình sự nhƣng phải có quyết định uỷ nhiệm.

Bước 2. Khám nghiệm hiện trường vụ án vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm

Sau khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, xét thấy cần thiết thì cơ quan Kiểm lâm tiến hành khám nghiệm hiện trƣờng vụ án vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm để phát hiện và thu thập các dấu vết, tài liệu có ý nghĩa phục vụ cho hoạt động điều tra làm rõ vụ án.

160

Cơ quan Kiểm lâm khơng có lực lƣợng chun trách làm cơng tác khám nghiệm hiện trƣờng, vì vậy, khi cần khám nghiệm hiện trƣờng các vụ án vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, có thể yêu cầu lực lƣợng Kỹ thuật hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra cùng cấp tiến hành. Trƣờng hợp này cơ quan Kiểm lâm chủ trì cơng tác khám nghiệm hiện trƣờng, chú ý mời ngƣời chứng kiến. Khi có kết quả khám nghiệm hiện trƣờng lực lƣợng Kỹ thuật hình sự bàn giao cho Cơ quan Kiểm lâm sử dụng vào hoạt động điều tra làm rõ vụ án vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.

Kết quả công tác khám nghiệm hiện trƣờng phải đƣợc phản ánh trong hồ sơ khám nghiệm hiện trƣờng bằng 4 loại văn bản: Biên bản khám nghiệm hiện trƣờng; Báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trƣờng; Sơ đồ hiện trƣờng; Bản ảnh hiện trƣờng. Bốn loại văn bản này đƣợc đƣa vào hồ sơ vụ án.

Bước 3. Khám xét

Trong điều tra tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm cũng nhƣ các tội phạm khác, theo quy định chỉ tiến hành khám xét khi có đủ căn cứ theo quy định tại Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự, khi có một trong hai căn cứ sau đây:

- Khi có căn cứ nhận định tại nơi định khám xét có cơng cụ, phƣơng tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có cũng nhƣ những đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án;

- Khi có căn cứ nhận định tại chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm định khám xét có ngƣời bị truy nã trốn.

Về trƣờng hợp khám xét, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự chỉ có hai trƣờng hợp khám xét:

- Một là: Khám xét có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trƣớc khi thi hành.

- Hai là: Khám xét trong trƣờng hợp khơng trì hỗn đƣợc (Khám xét khẩn cấp). Chỉ

khám xét khẩn cấp khi thuộc một trong hai trƣờng hợp:

Trường hợp thứ nhất: Khi có căn cứ nhận định tại nơi định khám xét có đồ vật cần

phát hiện thu giữ, nếu không khẩn trƣờng khám xét để phát hiện thu giữ thì đồ vật đó có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ; hoặc đồ vật đó có thể gây nguy hại cho những ngƣời xung quanh; hoặc có thể đối tƣợng phạm tội hoặc ngƣời khác sử dụng đồ vật đó để phạm tội.

Trường hợp thứ hai: Khi có căn cứ nhận định tại chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm định

khám xét có ngƣời bị truy nã trốn, nếu khơng khẩn trƣơng khám xét để phát hiện và bắt giữ thì có thể ngƣời bị truy nã tiếp tục trốn; hoặc ngƣời truy nã có thể tiếp tục phạm tội.

Trong q trình điều tra Cơ quan Kiểm lâm phải thu thập các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để khám xét. Về thẩm quyền, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì cơ quan Kiểm lâm khơng có thẩm quyền ra lệnh khám xét. Do đó, khi có tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để khám xét và đối chiếu với các trƣờng hợp khám xét, Cơ quan Kiểm lâm làm công văn trao đổi với Cơ quan Cảnh sát điều tra cùng cấp để xin lệnh khám xét trong các trƣờng hợp tƣơng

161

ứng. Trong lệnh khám xét, phải ghi rõ uỷ quyền cho Thủ trƣờng Cơ quan Kiểm lâm (hoặc Phó Thủ trƣởng đƣợc uỷ quyền của Thủ trƣởng) thi hành lệnh khám xét. Khi thi hành lệnh khám xét của Cơ quan điều tra Cơ quan Kiểm lâm phải chấp hành đúng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trình tự, thủ tục khám xét.

Bước 4 . Lấy lời khai người làm chứng

Trong điều tra tội phạm nói chung và điều tra tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm nói riêng, cơng tác lấy lời khai ngƣời làm chứng luôn đƣợc chú trọng. Khi lấy lời khai ngƣời làm chứng nên phân định ngƣời làm chứng thành hai nhóm:

Thứ nhất: Những ngƣời làm chứng trực tiếp có mặt tại nơi thực hiện tội phạm;

Khi lấy lời khai của ngƣời làm chứng trong nhóm này cần hỏi để làm rõ những nội dung, những tình tiết phạm tội của đối tƣợng vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm mà họ biết nhƣ:

- Hành vi phạm tội cụ thể nhƣ thế nào: Đối tƣợng có hành vị săn bắt, thu gom, buôn bán hay vận chuyển trái phép động vật hoang dã quý hiếm;

- Thời gian, địa điểm thực hiện hành vi phạm tội cũng nhƣ diễn biến của các hành vi đó nhƣ thế nào mà ngƣời làm chứng biết;

- Ai là ngƣời đã thực hiện hành vi săn bắt, thu gom, buôn bán hay vận chuyển trái phép động vật hoang dã quý hiếm, những ai cùng tham gia với những ngƣời đó;

- Số lƣợng, chủng loại động vật hoang dã quý hiếm bị săn bắt, thu gom, buôn bán hay vận chuyển trái phép …

- Lý do vì sao họ biết đƣợc vụ việc;

- Ngoài họ ra còn những ai biết về vụ án vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.

Thứ hai: Những ngƣời làm chứng khơng trực tiếp có mặt tại nơi thực hiện tội phạm,

họ biết đƣợc thông qua một khâu trung gian nào đó. Trƣờng hợp này khi lấy lời khai của họ cần làm rõ:

- Nội dung, diễn biến của vụ án vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm mà họ đã biết;

- Lý do mà họ biết đƣợc những thông tin về vụ án: Ai cung cấp, do tình cờ hay họ gợi hỏi … Họ tên tuổi, địa chỉ … của ngƣời đã cung cấp thông tin cho họ. Nếu là nghe hoặc xem đƣợc các thơng tin đó thì xem và nghe đƣợc ở đâu, nguồn nào. Thông qua lấy lời khai của họ nhằm mục đích phát hiện ra ngƣời biết trực tiếp các thông tin về vụ án vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Từ đó phát hiện và lấy lời khai của những ngƣời trực tiếp biết về diễn biến của vụ án vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.

Những quy định về ngƣời làm chứng và chiến thuật lấy lời khai ngƣời làm chứng theo đúng những quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự.

162

Bước 5. Thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm

- Trong quá trình điều tra tội phạm vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm vật chứng phổ biến bao gồm:

+ Các dụng cụ, phƣơng tiện sử dụng trong việc săn, bắt các động vật hoang dã quý hiếm;

+ Động vật hoang dã quý hiếm đã bị săn bắt; + Các sản phẩm của động vật hoang dã quý hiếm;

+ Các dụng cụ, phƣơng tiện sử dụng trong việc vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã quý hiếm;

+ Các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh hành vi phạm tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm cũng nhƣ tiền, tài sản thu đƣợc từ việc vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm …

Đối với những vật chứng trên cần phải chụp ảnh lập biên bản và đƣa vào hồ sơ vụ án, vật chứng đƣợc niêm phong bảo quản theo quy định.

- Riêng đối với vật chứng là động vật hoang dã q hiếm cần đƣợc ni dƣỡng, chăm sóc tránh khơng để bị ốm, chết, đồng thời nhanh chóng đề xuất xử lý để trả chúng về với thiên nhiên hoang dã. Trƣớc khi xử lý bằng hình thức này cần củng cố chặt chẽ bằng chụp ảnh, lập biên bản để đƣa vào hồ sơ vụ án.

- Đối với vật chứng là các sản phẩm của động vật hoang dã quý hiếm cần đƣợc bảo quản chu đáo, nếu khơng thể bảo quản lâu đƣợc thì củng cố chặt chẽ vật chứng bằng biên bản, chụp ảnh để đƣa vào hồ sơ, còn vật chứng đƣợc xử lý theo quy định.

- Thu thập bất kỳ một vật chứng nào đều phải lập biên bản theo mẫu quy định, khi lập biên bản phải phản ánh đầy đủ 5 nội dung chính: 1. Tên vật chứng; 2. Số lƣợng vật chứng (ghi cả bằng số và bằng chữ); 3. Đặc điểm vật chứng; 4. Tình trạng vật chứng; 5. Nơi phát hiện, nơi thu thập vật chứng.

- Vật chứng là giấy tờ, tài liệu đƣợc bảo quản tại hồ sơ vụ án do ngƣời thụ lý án (Cục trƣởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trƣởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trƣởng Hạt Kiểm lâm) quản lý. Còn những vật chứng cần bảo quản tại kho thì gửi sang kho bảo quản vật chứng của Cơ quan Cảnh sát điều tra cùng cấp bảo quản theo quy định. Vật chứng là tiền, vàng bạc thì đƣợc bảo quản tại ngân hàng nhà nƣớc hoặc các cơ quan chuyên trách khác, nếu tiền thu đƣợc từ việc xử lý vật chứng bằng hình thức bán hoặc khai thác từ vật chứng thì đƣợc bảo quản tại kho bạc nhà nƣớc.

Bước 6. Chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án

163

- Trong thời hạn 7 ngày, Cơ quan Kiểm lâm thực hiện các công việc theo thẩm quyền: Khám nghiệm hiện trƣờng; Khám xét; Lấy lời khai; Thu giữ, tạm giữ, bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm thì hồn tất hồ sơ ban đầu để chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra cùng cấp để điều tra theo thẩm quyền.

- Khi bàn giao hồ sơ vụ án thì bàn giao cả vật chứng của vụ án, đồng thời phải lập biên bản bàn giao theo đúng quy định và hoàn tất các thủ tục khác về vụ án t heo yêu cầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp nhận hồ sơ vụ án.

C. Các bƣớc điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trƣờng hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch ngƣời phạm tội rõ ràng

Trong trƣờng hợp này, sau khi phát hiện, tạm giữ ngƣời có hành vi phạm tội quả tang cần tiến hành lập biên bản sự việc. Nội dung của biên bản phải phản ánh đầy đủ các nội dung:

- Họ tên, tuổi, địa chỉ của ngƣời có hành vi phạm tội bị phát hiện, tạm giữ;

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 166 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)