Phân biệt những trƣờng hợp phòng vệ

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 190 - 192)

CHƢƠNG 5 PHÕNG VỆ CỦA KIỂM LÂM KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

5.3. Phân biệt những trƣờng hợp phòng vệ

Trong thực tế có những trƣờng hợp có dấu hiệu của phòng về chính đáng nhƣng không đƣợc thừa nhận là phòng vệ chính đáng vì đã gây thiệt hại không cần thiết cho ngƣời chƣa có hành vi xâm hại hoặc khi hành vi xâm hại đã kết thúc, hoặc cũng có thể không hề có hành có

183

hành vi xâm hại xảy ra. Đó là các trƣờng hợp phòng vệ sớm, phòng vệ muộn, phòng vệ tƣởng tƣợng.

5.3.1. Phòng vệ sớm

Điểm mấu chốt để xác định phòng vệ sớm chính là thời điểm xảy ra hành vi xâm hại. Trong trƣờng hợp phòng vệ chính đáng thì hành vi xâm hại phải đang xảy ra, tức là đã bắt đầu thực và chƣa kết thúc, còn trƣờng hợp phòng vệ sớm là khi hành vi xâm hại chƣa xảy ra trong thực tế nhƣng ngƣời phòng vệ đã có hành vi chống trả.

Ví dụ: Cán bộ Kiểm lâm phát hiện một đối tƣợng đang vận chuyển động vật hoang dã

quý hiếm, yêu cầu đối tƣợng dừng lại để kiểm tra thì đối tƣợng rút dao ra nói: “nếu mày không tránh ra, tao chém chết”. Cán bộ Kiểm lâm liền rút súng bắn đối tƣợng bị thƣơng nặng. Đây là trƣờng hợp phòng vệ sớm, bởi vì đối tƣợng chƣa hề có hành vi tấn công xâm hại đến tính mạng của cán bộ Kiểm lâm nhƣng cán bộ này gây thƣơng tích nặng cho đối tƣợng.

Trong trƣờng hợp này, ngƣời có hành vi phòng vệ sớm hoàn toàn có thể lựa chọn những cách giải quyết khác nhau để tránh đƣợc những thiệt hại không cần thiết, do đó họ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi phòng vệ sớm của mình gây nên hậu quả ở mức đáng kể cho xã hội.

5.3.2. Phòng vệ muộn

Cũng giống nhƣ phòng vệ sớm, phòng vệ muộn là hành vi phòng vệ xảy ra không phải vào thời điểm hành vi xâm hại đang diễn ra, cụ thể là hành vi xâm hại trên thực tế đã kết thúc, sự xâm hại đối với lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân… đã không còn nhƣng ngƣời phòng vệ vẫn có hành vi phòng vệ và gây thiệt hại cho ngƣời có hành vi xâm hại.

Ví dụ: Trong khi đuổi bắt đối tƣợng khai thác gỗ lậu, một cán bộ Kiểm lâm bị đối

tƣợng này chém bị thƣơng. Cán bộ này quay về đơn vị lấy súng và quay trở lại bắn chết đối tƣợng. Hành vi của cán bộ Kiểm lâm trong trƣờng hợp này là phòng vệ muộn vì đã gây thiệt hại về tính mạng cho đối tƣợng khi hành vi xâm hại của đối tƣợng đã kết thúc.

Ngƣời có hành vi phòng vệ sớm cũng phải chịu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại đáng kể cho xã hội.

5.3.3. Phòng vệ tƣởng tƣợng

Phòng vệ tƣởng tƣợng là trƣờng hợp một ngƣời do lầm tƣởng có sự xâm hại của ngƣời khác đối với lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hoặc của chính mình mà có hành vi phòng vệ gây thiệt hại cho ngƣời bị lầm tƣởng là có hành vi xâm hại.

Ngƣời có hành vi phòng vệ tƣởng tƣợng phải chịu trách nhiệm hình sự trong trƣờng hợp gây thiệt hại rõ ràng là quá mức cần thiết.

184

- Hoàn toàn không có sự xâm hại trong thực tế những, ngƣời phòng vệ tƣởng làm là có sự xâm hại nên đã có hành vi phòng vệ.

- Có sự xâm hại nhƣng do đánh giá sai lầm về công cụ, phƣơng tiện mà ngƣời có hành vi xâm hại sử dụng hoặc tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại nên ngƣời phòng vệ đã có hành vi rõ ràng là quá mức cần thiết.

Tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể mà xét thấy có cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với với ngƣời có hành vi phòng vệ tƣởng tƣợng hay không. Trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với ngƣời có hành vi phòng vệ tƣởng tƣợng khi hành vi này là quá mức cần thiết và cấu thành một tội phạm độc lập.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 190 - 192)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)