Kiểm tra về vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 44)

4. Ý thức, trách nhiệm của ngƣời học

2.1.2.2. Kiểm tra về vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản

Khi kiểm tra về vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản cần căn cứ vào các văn bản cơ sở pháp lý nhƣ:

+ Quy định kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản (VD: Quy định tại Thông tƣ số 01/2012/TT-BNNPTNT).

+ Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (VD: Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013).

+ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

+ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

+ Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ.

Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản:

+ Mua, bán, cất trữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nƣớc: Là hành vi mua hoặc bán hoặc tàng trữ lâm sản không có chứng từ chứng minh lâm sản hợp pháp hoặc có chứng từ mua bán hợp pháp nhƣng sai kích thƣớc hoặc sai chủng loại hoặc vƣợt số lƣợng hoặc vƣợt khối lƣợng theo tỷ lệ quy định so với chứng từ mua bán hợp pháp (Điều 23, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP).

+ Vận chuyển lâm sản trái pháp luật: Là hành vi của ngƣời điều khiển phƣơng tiện hoặc chủ phƣơng tiện vận chuyển lâm sản thông thƣờng hoặc lâm sản quý hiếm cho mình hoặc cho ngƣời khác mà không có chứng từ hợp pháp theo quy định hoặc loại lâm sản không đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép sử dụng hoặc có chứng từ hợp pháp nhƣng sai kích thƣớc, sai chủng loại, vƣợt khối lƣợng theo tỷ lệ quy định so với chứng từ vận chuyển (Điều 22, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP).

Trƣờng hợp chủ phƣơng tiện hoặc ngƣời điều khiển phƣơng tiện vận chuyển lâm sản trái phép không chứng minh đƣợc chủ lâm sản thì xử lý chủ phƣơng tiện hoặc ngƣời điều khiển phƣơng tiện với vai trò là chủ lâm sản.

Khi kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản, cần lƣu ý: + Giấy tờ chứng minh nguồn gốc lâm sản hợp pháp.

37

+ Chủng loại, kích thƣớc, số lƣợng, khối lƣợng theo quy định.

+ Giấy phép vận chuyển đặc biệt đối với động, thực vật hoang dã quý hiếm, xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với động vật hoang dã thông thƣờng.

2.1.2.3. Một số hành vi vi phạm khác thường gặp

- Vi phạm các quy định về phá rừng: Là hành vi chặt hoặc phát hoặc đốt cây rừng và mọi hành vi vi phạm khác không đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép hoặc đƣợc phép nhƣng không làm đúng giấy phép quy định gây thiệt hại đến rừng.

- Vi phạm các quy định về phát rừng để làm nƣơng rẫy: Là hành vi phát đốt rừng để làm nƣơng rẫy ngoài vùng quy định.

- Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng: Là hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng hoặc gây cháy rừng.

- Vi phạm các quy định về phòng, trừ sâu bệnh hại rừng: Là hành vi của chủ rừng không chấp hành đầy đủ các biện pháp về phòng, trừ để dịch bệnh gây thiệt hại đến rừng.

- Vi phạm các quy định về chăn thả gia súc vào rừng: Là hành vi chăn thả gia súc vào các khu rừng đã có các quy định về chăn thả gia súc.

- Gây thiệt hại đất lâm nghiệp: Là hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp nhƣ đào bới, nổ mìn, làm mất lớp màu mỡ của đất rừng, đào đắp nguồn sinh thuỷ, tháo nƣớc, xả chất độc hại vào rừng không đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép.

- Lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích: Là hành vi lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp hoặc đƣợc quyền sử dụng nhƣng sử dụng không đúng quy hoạch, quy định đối với diện tích đó.

- Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã: Là hành vi săn hoặc bắt hoặc giết hoặc mua hoặc bán hoặc tàng trữ hoặc nuôi nhốt hoặc sử dụng động vật hoang dã (kể cả sản phẩm của các loài động vật đó) có nguồn gốc từ tự nhiên mà không đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép hoặc đƣợc phép nhƣng đã vi phạm các quy định về quản lý động vật hoang dã (nhƣ loài cấm, khu vực cấm, mùa cấm, phƣơng tiện cấm sử dụng, sai chủng loại hoặc vƣợt quá số lƣợng cho phép).

2.1.3. Xử lý khi phát hiện hành vi vi phạm

- Sau khi kiểm tra, tiến hành lập biên bản kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm hành chính, phải lập biên bản vi phạm hành chính, giao cho tập thể, cá nhân đƣợc kiểm tra một bản và báo cáo kết quả kiểm tra về UBND xã và Hạt kiểm lâm.

- Nếu vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của mình thì xử lý theo thẩm quyền. - Trƣờng hợp mức tiền phạt, trị giá tang vật phƣơng tiện vi phạm hoặc một trong các hình thức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã thì tham mƣu cho Chủ tịch UBND xã xử lý.

38

- Trƣờng hợp không thuộc thẩm quyền của mình và Chủ tịch UBND xã, cán bộ kiểm lâm địa bàn phải kịp thời chuyển vụ việc vi phạm đó đến Hạt kiểm lâm.

2.2. Vi phạm hành chính

Luật xử lý vi phạm hành chính (số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012). Nội dung về quy định chung của Luật xử lý vi phạm hành chính có một số vấn đề cơ bản nhƣ sau:

2.2.1. Khái niệm và các yếu tố cơ bản

Khái niệm

Theo khoản 1 điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính (2012) có ghi: Vi phạm hành chính là

hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản: Là hành vi của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của Nhà nƣớc về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên lãnh thổ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chƣa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, đất rừng, lâm sản, môi trƣờng rừng mà chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trƣờng hợp Điều ƣớc quốc tế mà Nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, có quy định khác thì áp dụng các quy định của Điều ƣớc quốc tế đó.

Các yếu tố cơ bản

- Hành vi trái pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nƣớc; - Hành vi đƣợc thực hiện do vô ý hoặc cố ý;

- Mức độ nguy hiểm của hành vi thấp hơn tội phạm;

- Pháp luật quy định hành vi đó phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

a) Cá nhân trong nƣớc:

- Ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về các hành vi vi phạm thực hiện do lỗi cố ý.

- Ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra.

- Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và những ngƣời thuộc lực lƣợng công an nhân dân VPHC thì bị xử lý nhƣ các công dân khác; trong trƣờng hợp cần áp dụng hình thức tƣớc quyền sử dụng một số giấy phép hoạt động vì mục đích quốc phòng, an ninh thì ngƣời xử phạt không trực tiếp xử lý mà đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội, Công an xử lý theo Điều lệnh kỷ luật.

39 b) Tổ chức trong nƣớc:

Tổ chức bị xử phạt hành chính về mọi VPHC do mình gây ra. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra VPHC để xác định trách nhiệm pháp lý của ngƣời đó theo quy định của pháp luật.

c) Cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài:

Cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài VPHC trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

2.2.2. Một số nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

- Việc xử lý VPHC phải do ngƣời có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi VPHC quy định cụ thể trong các văn bản luật của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội và nghị định của Chính phủ.

- Một vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.

Một hành vi vi phạm hành chính đã đƣợc ngƣời có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không đƣợc lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với hành vi vi phạm hành chính đó nữa. Trong trƣờng hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục đƣợc thực hiện mặc dù đã bị ngƣời có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 10, Luật xử lý vi phạm hành chính.

- Một ngƣời thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Ngƣời ra quyết định xử phạt chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại là mức phạt chung.

- Nhiều ngƣời cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi ngƣời vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó và ngƣời có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của ngƣời vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xử phạt đối với từng ngƣời cùng thực hiện vi phạm hành chính.

Không đƣợc chia nhỏ mức thiệt hại chung do hành vi đó gây ra để áp dụng xử lý cho nhiều ngƣời vi phạm.

Ví dụ: Ba ngƣời cùng nhau vào rừng phòng hộ khai thác trộm 5 m3

gỗ quý hiếm nhóm IIA để bán kiếm lời. Theo quy định tại mục b, khoản 2, Điều 12 Nghị định số 157/2013/NĐ- CP mỗi ngƣời bị phạt tiền ở mức từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Nghiêm cấm việc chia 5 m3

40

- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

- Trƣờng hợp tang vật vi phạm hành chính là động vật, thực vật hoang dã có tên trong Phụ lục I, II của Công ƣớc buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES ) nhƣng không đƣợc quy định trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ hoặc là thiên địch của các loài gây hại đã đƣợc pháp luật quy định bảo vệ, thì vẫn bị xử lý nhƣ hành vi vi phạm đối với động vật, thực vật hoang dã quý hiếm nhóm IIA, IIB.

- Trƣờng hợp đã khởi tố vụ án hình sự nhƣng sau đó đình chỉ, chuyển hồ sơ để xử lý hành chính thì, căn cứ mức độ vi phạm, thân nhân, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để áp dụng mức xử phạt; trƣờng hợp tang vật là động, thực vật hoang dã quý hiếm nhóm IA, IB thì áp dụng quy định tƣơng ứng đối với động, thực vật hoang dã quý hiếm nhóm IIA, IIB để xử lý.

- Việc xử lý vi phạm hành chính phải đƣợc tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

2.2.3. Những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính

- Không xử lý vi phạm hành chính trong các trƣờng hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

+ Tình thế cấp thiết là tình thế của ngƣời vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nƣớc, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngƣời khác mà không có cách nào khác là phải gây một thiệt hại cần ngăn ngừa.

+ Phòng vệ chính đáng là hành vi của một ngƣời vì bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngƣời khác, mà chống trả lại một cách cần thiết ngƣời đang có hành vi xâm hại các lợi ích nói trên.

+ Ngƣời thực hiện hành vi do sự kiện bất ngờ, tức là trong trƣờng hợp không thể thấy trƣớc đƣợc hoặc không buộc phải thấy trƣớc hậu quả của hành vi đó.

+ Trƣờng hợp ngƣời thực hiện vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

- Những trƣờng hợp có dấu hiệu tội phạm, bị khởi tố vụ án hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật (xâm hại đến thực vật hoặc động vật hoang dã thuộc nhóm IA, IB hoặc phá rừng trái phép, gây cháy rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép gỗ, động vật hoang dã thông thƣờng trên mức xử phạt vi phạm hành chính ...).

41

- Trong trƣờng hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm bị chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trƣớc đó đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ngƣời ra quyết định xử phạt phải huỷ bỏ quyết định xử phạt; nếu chƣa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó.

2.2.4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Tùy theo lĩnh vực quản lý nhà nƣớc mà thời hiệu xử phạt VPHC đƣợc Luật xử lý VPHC quy định là một năm hoặc hai năm; đối với lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là hai năm. Trong đó, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm đối với vi phạm hành chính đã kết thúc hoặc tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm đối với vi phạm hành chính đang đƣợc thực hiện.

Một số lƣu ý khi tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:

+ Trƣờng hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu đƣợc áp dụng nhƣ trên. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét đƣợc tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

+ Trong thời hạn trên cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)