Phòng vệ chính đáng

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 185 - 186)

4. Ý thức, trách nhiệm của ngƣời học

5.1. Phòng vệ chính đáng

Thông thƣờng một ngƣời thực hiện một hành vi có đầy đủ dấu hiệu của một cấu thành tội phạm thì bị coi là có tội và phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhƣng có những hành vi tuy nhìn về hình thức mang đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội, phạm vào một tội nhất định theo quy định của Bộ luật hình sự. Nhƣng nếu xét về bản chất thì những hành vi này có những tình tiết làm mất đi tính chất nguy hiểm cho xã hội. Chính vì vậy, những hành vi này không đƣợc coi là tội phạm. Những trƣờng hợp đó là Phòng vệ chính đáng

5.1.1. Khái niệm

Khi có một hành vi nguy hiểm đang xâm hại vào lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, và quyền lợi hợp pháp của công dân, đang gây nên hoặc đe doạ gây nên những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ thì bất kỳ người nào cũng có quyền phòng vệ, chống trả lại, ngăn cản không cho hành vi đó tiếp diễn. Thực hiện hành vi chống trả nhằm mục đích ngăn chặn không cho hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra được gọi là phòng vệ chính đáng.

Điều 15 Bộ luật hình sự quy định “Phòng vệ chính đáng là hành vi của ngƣời vì bảo vệ lợi

ích của Nhà nƣớc, của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngƣời khác mà chống trả lại một cách cần thiết ngƣời đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”

Điều luật này vừa miêu tả hành vi như thế nào được coi là phòng vệ chính đáng, vừa xác định phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Do đó không được truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phòng vệ chính đáng. Trong phần miêu tả hành vi, điều luật vừa quy định mục đích của hành vi, biểu hiện của hành vi, vừa quy định thời gian diễn ra hành vi đó. Vì vậy, khi nghiên cứu trường hợp cụ thể chúng ta phải chú ý nắm vững 3 nội dung này để xử lý tình huống phòng vệ chính đáng.

- Mục đích của hành vi: Nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, tổ chức, bảo vệ lợi ích

chính đáng của mình hoặc của ngƣời khác. Điều đó có nghĩa là hành vi của ngƣời xâm hại các lợi ích nói trên phải là hành vi trái pháp luật.

- Biểu hiện của hành vi: Là sự chống trả lại một ngƣời nào đó có hành vi xâm hại các

lợi ích nói trên và chống trả lại một cách cần thiết. Cũng có nghĩa là phải đang có sự tấn công của ngƣời xâm hại, buộc ngƣời bị xâm hại hoặc ngƣời khác phải phòng vệ và phòng vệ một cách cần thiết.

- Thời gian diễn ra hành vi: Hành vi phòng vệ chính đáng phải đƣợc tiến hành vào thời

178

ngƣời xâm hại đang diễn ra gây nguy hiểm cho những lợi ích cần bảo vệ, cho nên cần phải có biện pháp xử lý kịp thời để loại trừ sự nguy hiểm đó.

Luật hình sự nƣớc ta quy định về phòng vệ chính đáng là nhằm mục đích bảo vệ và phát huy quyền tự vệ chính đáng của công dân để ngăn chặn, hạn chế những hành vi và hậu quả nguy hiểm do kẻ phạm tội gây ra cho công dân và những cán bộ thi hành công vụ, đồng thời cũng nhằm mục đích làm cho công dân hiểu rõ những quy định về phòng vệ chính đáng để vận dụng cho đúng, tránh vi phạm pháp luật.

Tóm lại: Với chế định phòng vệ chính đáng, Nhà nƣớc cho phép công dân đƣợc bảo vệ

lợi ích chính đáng của mình, của ngƣời khác hoặc lợi ích của xã hội khi có thể bảo vệ đƣợc. Nhƣng cần phải hiểu rằng phòng vệ chính đáng luôn luôn có giới hạn của nó. Chỉ coi là phòng vệ chính đáng khi nó có các điều kiện chứng minh sự phòng vệ chính đáng đó là cần thiết, là chính đáng với lợi ích của xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 185 - 186)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)