Đặc điểm hình sự và những vấn đề cần chứng minh trong điều tra tội phạm vi phạm các

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 160 - 166)

CHƢƠNG 3 QUẢN LÝ ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT RỪNG VÀ LÂM SẢN

4.3. Phƣơng pháp điều tra các loại án thuộc thẩm quyền kiểm lâm

4.3.4.1. Đặc điểm hình sự và những vấn đề cần chứng minh trong điều tra tội phạm vi phạm các

hoang dã, nguy cấp, quý hiếm

4.3.4.1. Đặc điểm hình sự và những vấn đề cần chứng minh trong điều tra tội phạm vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm

A. Đặc điểm hình sự của tội phạm vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.

153

a. Đặc điểm về đối tượng phạm tội:

- Đối với các đối tƣợng săn bắt trái phép động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm thƣờng tập trung vào những đối tƣợng chuyên nghiệp, lấy nghề săn bắt động vật hoang dã quý hiếm làm nghề sống chính. Nhiều trƣờng hợp các đối tƣợng là những ngƣời có chức vụ, quyền hạn thích săn bắt, lấy việc săn bắt làm trị tiêu khiển, thậm chí săn bắt để lấy các sản phẩm của động vật hoang dã quý hiếm.

- Đối với các đối tƣợng buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm thƣờng chia ra các nhóm:

+ Chủ hàng: Thƣờng là những đối tƣợng có tiềm năng kinh tế khá mạnh, có mối quan hệ rộng, đã có nhiều kinh nghiệm hoạt động bn bán, có sự hiểu biết nhất định về pháp luật và coi hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm là nguồn thu thập chính, những đối tƣợng này thƣờng nằm trong những đầu mối mấu chốt để điều hành mọi việc thông qua hệ thống "tay chân" hoặc những thân tín bằng điện thoại di động, máy bộ đàm. Do là ng- ƣời "đứng đầu" trong đƣờng dây, hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã quý hiếm cho nên thƣờng rất ít xuất đầu lộ diện trong q trình vận chuyển.

+ Đối tƣợng thu mua: Là những đối tƣợng có ít vốn, phạm vi hoạt động hẹp, quan hệ hạn chế, lấy nghề buôn bán động vật hoang dã q hiếm làm nguồn sống chính, ít có sự hiểu biết về pháp luật là những đối tƣợng có trách nhiệm thu mua, gom các loại động vật hoang dã quý hiếm để bán lại cho những đối tƣợng là chủ hàng hoặc có khả năng tiêu thụ.

+ Cửu vạn: Là những đối tƣợng thay mặt chủ hàng để nhận hàng, bốc xếp hàng, có trách nhiệm bảo quản hàng trong qua trình vận chuyển nhƣng khơng có vốn trong những loại hàng đó và chỉ là những ngƣời làm cơng ăn lƣơng, hƣởng phần trăm giá trị hàng hóa và có thể là những đối tƣợng có hàng bán cho chủ hàng, thƣờng là những đối tƣợng ít vốn, khơng có nghề nghiệp, có tiền án, tiền sự, ít đƣợc học hành (có những đối tƣợng khơng biết chữ, nhiều khi bị bắt phải ký biên bản chúng phải chỉ điểm, làm dấu...) chúng sẵn sàng làm những việc theo sự chỉ đạo của đồng tiền, rất trung thành với chủ hàng, rất trung thành với các mối làm ăn và có thể tự đứng ra làm "luật" khi có sự cố xảy ra.

b. Thủ đoạn hoạt động của tội phạm vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm thể hiện trong 2 nhóm chính sau:

* Thứ nhất: Hành vi săn bắt động vật hoang dã quý hiếm, thể hiện:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để săn bắt động vật hoang dã quý hiếm; - Sử dụng dụng cụ hoặc phƣơng tiện săn bắt bị cấm, nhƣ:

+ Đốt đồng cỏ, bụi rậm, rừng cây để săn, bắt; + Soi đèn săn đêm; gài súng;

154

+ Súng trận và súng trận cải tiến, đạn bọc đồng đầu nhọn (trừ trƣờng hợp Công an, Bộ đội, Dân quân du kích dùng súng bắn để bảo vệ ngƣời và bảo vệ sản xuất);

+ Mìn, lựu đạn, thuốc nổ; + Tên tẩm thuốc độc; + Chất độc để đánh bả; + Hầm, hố cắm chông;

+ Bẫy kiềng lớn và các loại cạm bẫy nguy hiểm khác nhƣ bẫy cắm chông, bẫy gài lao, bẫy sập dùng khúc gỗ lớn hoặc răng sắt lớn

+ Xung điện;

+ Lƣới ... để săn bắt.

- Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm, ví dụ nhƣ các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, những nơi cấm săn bắt …

* Thứ hai: Hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã quý hiếm,

thƣờng thể hiện:

- Thủ đoạn vận chuyển trên tuyến đƣờng sắt:

+ Thơng đồng với cán bộ kiểm sốt tại ga gửi hàng và các nhân viên của nhà kho hàng tại ga gửi để lẫn với các loài động vật nuôi hợp pháp (rắn nƣớc, gà...) hoặc động vật lai tạo giống đời thế hệ 2 (F2) là những mặt hàng mà Kiểm lâm các tỉnh cho phép nhập nhƣ: Tê tê, Chồn bay, Rắn hổ mang chúa, Gấu ngựa... để gửi tại toa trƣởng tàu.

+ Thông đồng với các nhân viên toa cung ứng, toa hành lý, toa ăn của tàu Thống nhất đóng hàng thành những bịch nhỏ từ, khi đến đoạn có ngƣời nhận hàng, chúng thông đồng với các lái tàu cho tàu chạy tốc độ chậm để thuận tiện việc thả hàng xuống cho số ngƣời này chạy theo để nhặt hàng.

- Thủ đoạn vận chuyển bằng đƣờng bộ:

+ Tập kết hàng tại một địa điểm gần nơi tiêu thụ để đƣa hàng đi khi có yêu cầu

+ Xé lẻ các loại hàng để vận chuyển bằng các phƣơng tiện xe khách các loại hoặc gửi theo các xe tải mỗi xe một ít.

- Thủ đoạn vận chuyển trên tuyến đƣờng hàng không:

+ Thông đồng với bộ phận gửi hàng tại sân bay để gửi các loại động vật hoang dã quý hiếm nhƣ: Rắn hổ mang chúa, Tê tê... trong các hộp xốp để vận chuyển.

+ Thơng đồng với bộ phận kiểm hố tại sân bay để đóng, gửi hàng.

- Vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm sau khi thu gom bằng các đƣờng tắt. Thực hiện thủ đoạn này là bọn chúng dựa vào vị trí, địa bàn phức tạp, rừng núi hiểm trở, lực lƣợng cán bộ chức năng mỏng và thiếu trang thiết bị nên không thể quản lý hết để bọn chúng vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm bằng các con đƣờng này nhằm chống phát hiện.

155

- Các đối tƣợng trong hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm thƣ- ờng sử dụng các hành vi gian lận thƣơng mại, trốn sự đánh thuế của cơ quan chức năng khi bị các lực lƣợng chức năng phát hiện, bắt giữ thơng qua nhiều hình thức nhƣ: Khai báo sai số l- ƣợng hàng và sản phẩm; Khai sai loại các mặt hàng động vật hoang dã quý hiếm; Sử dụng các loại giấy phép bất hợp pháp, hoặc đã hết hạn để tẩy xoá, sửa chữa để vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm.

- Thủ đoạn trong cất giấu, vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm: Thƣờng để hạn chế những yếu tố bất lợi trong quá trình vận chuyển, các đối tƣợng thƣờng sử dụng thủ đoạn:

+ Gia cố thêm nơi để giấu hàng trên các phƣơng tiện vận chuyển.

+ Sử dụng các loại xe du lịch, các loại xe chuyên dụng nhƣ xe cứu thƣơng, xe bồn chở xăng ... để vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm.

+ Đóng giả đám cƣới, để vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm hoặc các sản phẩm của động vật hoang dã quý hiếm, nhằm đánh lạc hƣớng các cơ quan chức năng.

+ Sử dụng biển xe giả để vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm.

+ Thủ đoạn khi bị lực lƣợng chức năng phát hiện và bắt giữ: Bọn chúng thƣờng co thủ

đoạn phổ biến là bỏ của chạy lấy ngƣời, nhiều trƣờng hợp chúng chống trả quyết liệt để tẩu thốt, trƣờng hợp khơng thể chạy đƣợc thì bọn chúng khai báo vận chuyển thuê cho một ngƣời không rõ địa chỉ, hoặc tên, tuổi, địa chỉ không rõ ràng.

c. Đặc điểm về tuyến, địa bàn trọng điểm phạm tội vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm

Tuyến là hƣớng lƣu thông, vận chuyển của các đối tƣợng phạm tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, đồng thời cũng là hƣớng để các lực lƣợng chức năng, xác định việc tổ chức, triển khai và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của mình.

Địa bàn trọng điểm là nơi thƣờng xảy ra tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.

Về tuyến vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã quý hiếm đƣợc xác định là các tuyến đƣờng vận chuyển hành không nhƣ: Hà Nội- Thành phố Hồ Chí Minh; các tỉnh Tây nguyên đi Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Các tỉnh Tây bắc đi Hà Nội. Đi liền với hình thức vận chuyển bằng hàng khơng các đối tƣợng phạm tội cịn chú ý đến vận chuyển bằng tuyến đƣờng sắt và đƣờng bộ, đặc biệt trong đó là các tỉnh có biên giới với Trung Quốc, Lào, Căm-Pu- Chia.

Địa bàn trọng điểm đƣợc xác định là các tỉnh Tây Nguyên; Tây Bắc; Đông Bắc; các tỉnh, thành phố nhƣ Hà Nội; Hải Phịng; Móng Cái (Quảng Ninh), Thị xã Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh; Cần Thơ, …

156

Thƣờng khi xác định tuyến vận động của các đối tƣợng phạm tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm thì chúng ta cũng xác định đƣợc các địa bàn trọng điểm. Việc xác định này rất có ý nghĩa trong cơng tác phịng ngừa, ngăn chặn và điều tra khám phá tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.

d. Đặc điểm về thời gian phạm tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm

Kết quả nghiên cứu cho thấy về thời gian xảy ra hành vi phạm tội thƣờng vào các khoảng thời gian phù hợp:

- Về săn bắt thì có thể tuỳ từng loại động vật hoang dã quý hiếm mà có thể tổ chức săn bắt theo mùa, những cũng có loại săn bắt bất kể lúc nào khi có điều kiện.

- Về buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã quý hiếm thì thƣờng tập trung vào khoảng thời gian trƣớc, sau Tết âm lịch. Cụ thể:

+ Về bn bán: Khơng thể hiện tính quy luật về thời gian, cứ khi có nhu cầu là các đối tƣợng thực hiện hành vi phạm tội, nhiều trƣờng hợp rộ lên theo nhu cầu thị hiếu của “thị trƣờng”

+ Về vận chuyển: Các đối tƣợng thƣờng lợi dung sự sơ hở của các lực lƣợng chức năng

trong công tác tuần tra, kiểm soát; Vận chuyển vào khoảng thời gian từ 18h đến 06h sáng hôm sau; Vận chuyển hàng vào lúc sáng sớm hoặc vào giữa trƣa hoặc lúc đổi ca, kíp trực …

B. Những vấn đề cần chứng minh trong điều tra tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm

Trong quá trình điều tra tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm cần phải thu thập các tài liệu, chứng cứ, chứng minh và làm rõ đƣợc những vấn đề chính sau đây:

- Có hành vi phạm tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm xảy ra, thời gian, địa điểm xảy ra hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Thể hiện:

+ Hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ, nếu việc săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán các loại động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IB không đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép hoặc đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép nhƣng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép đƣợc cấp.

+ Hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật hoang dã quý hiếm. Nếu vận chuyển, buôn bán các loại sản phẩm nhƣ thịt, xƣơng, sừng, da, lơng, ngà, móng, vẩy, răng và các bộ phận khác từ cơ thể của các loài động vật rừng nguy cấp quý hiếm nhóm IB khơng có chứng từ, tài liệu hợp pháp hoặc có chứng từ, tài liệu nhƣng không phù hợp.

157

- Họ tên, tuổi, địa chỉ của ngƣời phạm tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, lỗi là cố ý trực tiếp. Ngƣời phạm tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã q hiếm có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, với động cơ mục đích tƣ lợi, hoặc thoả mãn một nhu cầu nào đó của ngƣời phạm tội.

- Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, đặc điểm nhân thân của bị can phạm tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.

Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can khi xem xét về hành vi phạm tội cụ thể:

+ Săn bắt động vật hoang dã quý hiếm bằng các công cụ hoặc phƣơng tiện săn bắt bị cấm. Ví dụ sử dụng vũ khí quân dụng cải biến, các loại tên tẩm thuốc độc, dùng chất độc để đánh bả, hầm, hố cắm chông, bẫy kiềng lớn, dùng đèn soi, gài súng và các công cụ, phƣơng tiện nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật.

+ Săn bắt trong khu vực cấm hoặc vào thời gian cấm: Săn bắt vào khu vực cấm đƣợc hiểu là săn bắt trong các khu bảo tồn thiên nhiên, vƣờn quốc gia hoặc săn bắt trong các khu vực rừng có quy định cấm. Săn bắt vào thời gian cấm đƣợc hiểu là săn bắt động vật rừng nguy cấp quý, hiếm vào mùa sinh sản hoặc vào mùa di cƣ đến của chúng.

- Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm gây ra. Cụ thể:

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng: Để xác định hậu quả thiệt hại do tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm trong điều tra cần phải thu thập các tài liệu, chứng cứ để làm rõ:

Một là: Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng nguy cấp, quý,

hiếm thuộc nhóm IB với số lƣợng cá thể tại Phụ lục II kèm theo Thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về xử lý các hành vi phạm tội trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Hai là: Vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loại

nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc có số lƣợng cá thể dƣới mức gây hậu quả rất nghiêm trọng tại phụ lục II trong Thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về xử lý các hành vi phạm tội trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, còn kèm theo các sản phẩm của động vật rừng thuộc loại nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị đến 50 triệu đồng.

+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: Để xác định hậu quả thiệt hại do tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm trong điều tra cần phải thu thập các tài liệu, chứng cứ để làm rõ:

Một là: Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng nguy cấp,

158

hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về xử lý các hành vi phạm tội trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Hai là: Vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loại

nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị trên 100 triệu đồng hoặc có số lƣợng cá thể dƣới mức gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại phụ lục II trong Thông tƣ liên tịch số

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 160 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)