Một số mẫu biểu dùng trong xử lý vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 63 - 69)

4. Ý thức, trách nhiệm của ngƣời học

2.4.7. Một số mẫu biểu dùng trong xử lý vi phạm hành chính

Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 19/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Tại Điều 32 có ban hành một số mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.

56

Dƣới đây là một số biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và các lƣu ý khi sử dụng các mẫu biểu.

1) Biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính đƣợc lập sau khi cán bộ kiểm lâm phát hiện hành vi vi phạm. Trong khi ghi biên bản cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung: “Tiến hành lập biên bản VPHC đối với”: Xác định rõ tƣ cách pháp nhân của tổ chức hoặc cá nhân có hành vi VPHC.

- Nội dung “Hành vi VPHC nhƣ sau”: ghi ngắn gọn, nhƣng phải đầy đủ các nội dung nhƣ: giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm, mô tả hành vi vi phạm quy định tại điều, khoản của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP.

2) Biên bản tạm giữ tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính

Biên bản này sử dụng sau khi có quyết định tạm giữ tang vật, phƣơng tiện VPHC của ngƣời có thẩm quyền, trong biên bản phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của quyết định tạm giữ tang vật, phƣơng tiện VPHC và ghi đầy đủ họ tên, chức vụ của ngƣời ký quyết định đó.

3) Biên bản khám ngƣời theo thủ tục hành chính

Biên bản này đƣợc sử dụng khi thực hiện khám ngƣời theo thủ tục hành chính, sau khi có quyết định khám ngƣời của ngƣời có thẩm quyền. Trong biên bản phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của quyết định khám ngƣời và ghi đầy đủ họ tên, chức vụ của ngƣời ký quyết định đó.

Mọi trƣờng hợp khám ngƣời theo thủ tục hành chính bắt buộc phải có ngƣời chứng kiến.

4) Biên bản khám phƣơng tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

Biên bản này đƣợc sử dụng khi thực hiện khám phƣơng tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính. Trong khi ghi biên bản cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “Căn cứ”: ghi nguồn thông tin để nhận định rằng trong phƣơng tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật VPHC (Phụ lục 4).

- Nội dung “Tiến hành khám phƣơng tiện vận tải, đồ vật”: ghi rõ loại phƣơng tiện vận tải và số biển kiểm soát (nếu có), tên đồ vật.

- Những ngƣời ký tên tại biên bản gồm: ngƣời ra quyết định khám; ngƣời lập biên bản khám; ngƣời tham gia khám; chủ phƣơng tiện vận tải, đồ vật hoặc ngƣời điều khiển phƣơng tiện; ngƣời chứng kiến. Những ấn chỉ đã in chƣa đủ thành phần những ngƣời ký tên, thì ngƣời lập biên bản ghi bổ sung, đảm bảo đúng những ngƣời này phải ký vào biên bản.

5) Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính

Biên bản này sử dụng khi khám nơi cất giấu tang vật, phƣơng tiện VPHC, sau khi có quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phƣơng tiện VPHC của ngƣời có thẩm quyền. Trong biên bản phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của quyết định và ghi đầy đủ họ tên, chức vụ của

57

ngƣời ký quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phƣơng tiện VPHC. Trong khi ghi biên bản cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “Tiến hành khám tại”: ghi rõ địa điểm, địa chỉ nơi tổ chức khám.

- Những ngƣời ký tên tại biên bản gồm: ngƣời ra quyết định; ngƣời lập biên bản; đại diện sở hữu chủ nơi cất giấu tang vật, phƣơng tiện VPHC; ngƣời chứng kiến hoặc đại diện chính quyền. Những ấn chỉ đã in chƣa đủ thành phần những ngƣời ký tên, thì lập biên bản ghi bổ sung, đảm bảo đúng những ngƣời này phải ký tại biên bản.

6) Biên bản kiểm tra

Biên bản này sử dụng khi Kiểm lâm hoạt động nghiệp vụ hoặc khi phát hiện tang vật, phƣơng tiện VPHC nhƣng không xác định đƣợc tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Trong khi ghi biên bản cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “Về việc”: ghi rõ phƣơng pháp và nội dung kiểm tra.

- Nội dung “Kết quả kiểm tra”: ghi rõ kết quả kiểm tra nhƣ sự việc, giấy tờ, khối lƣợng, số lƣợng, chủng loại tang vật, phƣơng tiện và các nội dung khác có liên quan.

- Nội dung “Kết luận sau kiểm tra”: phải khẳng định đối tƣợng đƣợc kiểm tra đúng hay sai, nếu sai thì đã vi phạm vào điều, khoản nào của Luật (Luật Lâm nghiệp, 2018) và các các quy định nào của các văn bản quy phạm pháp luật khác.

- Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện đƣợc tổ chức, cá nhân đó có hành vi VPHC, thì tiến hành lập biên bản VPHC.

7) Biên bản xác minh

Biên bản này sử dụng trong trƣờng hợp hành vi VPHC đã bị phát hiện, đã lập biên bản VPHC hoặc biên bản kiểm tra, nhƣng cần phải xác minh làm rõ thêm. Trong khi ghi biên bản cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “Kết luận xác minh”: ghi rõ nội dung, kết quả xác minh của từng việc và các tình tiết khác có lên quan đƣợc phát hiện, bổ sung qua xác minh.

- Nội dung “Kết luận sau xác minh”: ghi ngắn gọn, khẳng định các vấn đề có liên quan.

8) Biên bản ghi lời khai

Biên bản này sử dụng để thu thập chững cứ và những tình tiết của hành vi VPHC từ các tổ chức, các nhân có liên quan. Trong khi ghi biên bản cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “Hỏi và trả lời”: ghi đầy đủ, trung thực từng câu hỏi của ngƣời hỏi và nội dung trả lời của ngƣời khai.

- Trƣờng hợp biên bản ghi lời khai có nhiều tờ thì ngƣời trả lời phải ký vào từng tờ.

9) Biên bản giao, nhận hồ sơ, tang vật, phƣơng tiện VPHC

Biên bản này sử dụng khi cơ quan khác bàn giao hồ sơ, tang vật, phƣơng tiện vi phạm cho cơ quan Kiểm lâm để xử lý; cơ quan Kiểm lâm bàn giao cho cơ quan khác hoặc trả lại

58

tang vật, phƣơng tiện cho chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Trong khi ghi biên bản cần chú ý: Nội dung “Căn cứ”: ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, tên cơ quan ra văn bản bàn giao; hoặc số, ngày , tháng, năm, tên, đơn vị, chức vụ ngƣời ký quyết định xử phạt VPHC để làm căn cứ giao, nhận tang vật, phƣơng tiện VPHC.

10) Biên bản tiêu huỷ tang vật, phƣơng tiện VPHC

Biên bản này lập khi tổ chức tiêu huỷ tang vật, phƣơng tiện VPHC. Trong khi ghi biên bản cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “Căn cứ Quyết định số”: ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ, đơn vị của từng thành viên.

- Nội dung “Hội đồng tiêu huỷ gồm”: ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ, đơn vị của từng thành viên.

- Các thành viên Hội đồng tiêu huỷ có mặt phải ký và ghi rõ họ tên vào biên bản và Bảng kê chi tiết tang vật, phƣơng tiện kèm theo (nếu có).

11) Quyết định tạm giữ ngƣời theo thủ tục hành chính

Quyết định này đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp thật cần thiết để ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi nguy hiểm có thể xảy ra hoặc thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý VPHC. Trong khi ra quyết định cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “Xét cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ ngƣời theo thủ tục hành chính để”: ghi rõ lý do tạm giữ ngƣời.

- Nội dung “Lý do đã có hành vi VPHC”: ghi rõ hành vi vi phạm, nếu ngƣời đó có nhiều hành vi vi phạm, thì ghi cụ thể từng hành vi đó.

- Nội dung “Vì lý do nào đó mà phải kéo dài thời hạn tạm giữ trên 12 giờ”: ghi rõ lý do việc kéo dài thời hạn tạm giữ ngƣời.

- Tại Điều 2: nếu ngƣời bị tạm giữ không có yêu cầu thì ghi không có yêu cầu. Trƣờng hợp yêu cầu thông báo thì ghi rõ họ tên, địa chỉ, ngƣời đƣợc thông báo.

- Đối với ngƣời bị tạm giữ là ngƣời chƣa thành niên và tạm giữ vào ban đêm hoặc tạm giữ trên 6 giờ thì phải thông báo ngay và ghi rõ họ tên, địa chỉ của cha, mẹ hoặc ngƣời giám hộ.

12) Quyết định tạm giữ tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính

Quyết định này đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp cần thiết để ngăn chặn ngay hành vi VPHC hoặc để xác minh, xác định các căn cứ quyết định xử lý. Trong khi ra quyết định cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “xét”: ghi rõ lý do tạm giữ tang vật, phƣơng tiện VPHC. Nếu ngƣời tạm giữ không phải là ngƣời có thẩm quyền quy định tại Luật xử lý VPHC 2012 thì phải ghi rõ căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phƣơng tiện VPHC có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ…

59

- Tại Điều 1: nếu là tổ chức vi phạm thì ghi họ tên, chức vụ ngƣời đại diện cho tổ chức vi phạm.

- Trƣờng hợp tổ chức, cá nhân có nhiều hành vi VPHC, thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

- Nội dung “Tang vật, phƣơng tiện vi phạm bị tạm giữ gồm”: ghi tổng số tang vật, phƣơng tiện bị tạm giữ.

- Ngƣời quyết định tạm giữ tang vật, phƣơng tiện nếu giữ chức vụ, có quyền đƣợc đóng dấu của cơ quan kiểm lâm thì sau khi ký, ghi họ tên, phải đóng dấu theo quy định hiện hành.

- Nội dung “Ý kiến thủ trƣởng của ngƣời ra quyết định tạm giữ”, áp dụng trong trƣờng hợp ngƣời có thẩm quyền quyết định tạm giữ tang vật, phƣơng tiện theo quy định tại Luật xử lý VPHC 2012 nhƣng không giữ chức vụ, không có quyền đƣợc đóng dấu của cơ quan kiểm lâm, thì thủ trƣởng cơ quan kiểm lâm quản lý ngƣời đó ghi rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với quyết định tạm giữ.

13) Quyết định khám ngƣời theo thủ tục hành chính

Quyết định này đƣợc lập trong trƣờng hợp có căn cứ để nhận định một ngƣời cụ thể đang cất giấu trong ngƣời đồ vật, tài liệu, phƣơng tiện có liên quan đến hành vi VPHC. Trong khi ra quyết định cần chú ý: Nội dung “Xét”: ghi rõ căn cứ để xác định việc cất giấu trong ngƣời đồ vật, tài liệu, phƣơng tiện VPHC.

14) Quyết định khám nơi phƣơng tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

Quyết định này sử dụng trong trƣờng hợp có căn cứ cho rằng phƣơng tiện vận tải và đồ vật có cất giấu tang vật VPHC. Trong khi ra quyết định cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “Xét”: ghi rõ căn cứ cho rằng ở phƣơng tiện vận tải và đồ vật bị khám có cất giấu tang vật VPHC.

- Tại Điều 1: phƣơng tiện hoặc đồ vật bị khám; họ, tên chủ phƣơng tiện, đồ vật cất giấu tang vật, hoặc ngƣời điều khiển phƣơng tiện bị khám.

15) Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phƣơng tiện

Quyết định này sử dụng trong trƣờng hợp có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phƣơng tiện VPHC. Trong khi ra quyết định cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “Xét”: ghi rõ căn cứ cho rằng ở nơi bị khám có cất giấu tang vật, phƣơng tiện VPHC.

- Tại Điều 1: ghi rõ địa điểm, địa chỉ nơi bị khám; họ, tên chủ nơi cất giấu tang vật, phƣơng tiện VPHC.

- Trƣờng hợp nơi khám là nơi ở, thì Chủ tịch UBND cấp huyện phải ghi đồng ý hoặc không đồng ý về việc khám vào phần cuối quyết định, ký và ghi rõ họ, tên (Phụ lục 16).

60

16) Quyết định xử phạt VPHC theo thủ tục đơn giản

Quyết định này đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp công chức kiểm lâm có thẩm quyền, thực hiện việc xử phạt VPHC theo thủ tục đơn giản. Ở vị trí góc trái, phía trên của Quyết định phải đóng dấu treo của cơ quan kiểm lâm nơi công chức kiểm lâm ra quyết định đó đang công tác. Trong khi ra quyết định cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “Xét hành vi VPHC”: ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm, họ, tên, chức vụ ngƣời đại diện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.

- Tại “Điều 1”: nếu áp dụng hình thức phạt cảnh cáo thì ghi phạt cảnh cáo, nếu phạt tiền thì ghi số tiền bằng số và bằng chữ.

- Tại “Điều 2”: nơi nộp tiền phạt phải ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan nơi nộp tiền. Trƣờng hợp nộp tiền phạt ngay cho ngƣời ra quyết định xử phạt thì phải ghi rõ số tiền phạt đã nộp và số biên lai thu tiền phạt vào quyết định xử phạt.

17) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Quyết định này đƣợc sử dụng để xử phạt VPHC trong trƣờng hợp có Biên bản VPHC. Trong khi ra quyết định cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “Căn cứ biên bản VPHC”: ghi rõ số biên bản, giờ, ngày, tháng, năm, họ tên ngƣời lập biên bản VPHC.

- Nội dung “Phạt chính”: ghi rõ hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, nếu phạt tiền thì phải ghi cả bằng số và bằng chữ mức tiền phạt. Trƣờng hợp xử phạt nhiều hành vi vi phạm tại một quyết định thì ghi mức tiền phạt của từng hành vi và tổng mức tiền phạt chung.

- Nội dung “Phạt bổ sung”: ghi rõ các loại giấy tờ, tang vật, phƣơng tiện bị áp dụng xử phạt.

- Nội dung “Các biện pháp khắc phục hậu quả”: phải ghi rõ và đầy đủ từng biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể.

- Nội dung “Tiền phạt nộp tại”: ghi rõ tên cơ quan, địa chỉ nơi đến nộp tiền phạt. - Nội dung Điều 3 ghi ở phần “Giao cho”: ghi rõ họ, tên ngƣời, đơn vị ngƣời tổ chức thực hiện.

18) Quyết định cƣỡng chế thi hành Quyết định xử phạt VPHC

Quyết định này sử dụng trong trƣờng hợp tổ chức, cá nhân đã bị xử phạt VPHC, nhƣng không tự nguyện chấp hành trong thời hạn ghi trong quyết định xử phạt VPHC. Trong khi ra quyết định cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “Biện pháp cƣỡng chế”: ghi rõ những biện pháp cƣỡng chế đƣợc quy định tại Luật xử lý VPHC 2012.

- Nội dung “Nơi nhận”: trƣờng hợp áp dụng biện pháp cƣỡng chế là khấu trừ lƣơng hoặc một phần thu nhập hoặc khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng của cá nhân hoặc tổ

61

chức bị cƣỡng chế thì ghi rõ nơi nhận là cơ quan, tổ chức trả lƣơng cho cá nhân đó hoặc ngân hàng mà tổ chức, cá nhân đó mở tài khoản để phối hợp thực hiện. Đối với việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế khác, thì ghi rõ nơi nhận là Chủ tịch UBND cấp xã nơi thực hiện việc cƣỡng chế để phối hợp thực hiện.

19) Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC gây ra trong trƣờng hợp không áp dụng xử phạt VPHC về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Quyết định này sử dụng trong trƣờng hợp cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC, vì lý do nào đó mà không bị xử phạt bằng hình thức phạt chính, nhƣng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm do họ gây ra. Trong khi ra quyết định cần chú ý một số nội dung sau:

- Nội dung “Đã có hành vi VPHC’: ghi rõ hành vi vi phạm, nếu vi phạm nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

- Nội dung “Lý do không xử phạt VPHC”: ghi rõ lý do không xử phạt VPHC.

- Nội dung “Biện pháp để khắc phục hậu quả’: ghi rõ những biện pháp khắc phục hậu

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)