Vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 189 - 190)

CHƢƠNG 5 PHÕNG VỆ CỦA KIỂM LÂM KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

5.2. Vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng

Tại khoản 2 Điều 15 Bộ luật hình sự quy định: “Vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng

là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết khơng phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”.

Để xác định trƣờng hợp vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng cần căn cứ vào các điều kiện sau đây:

Thứ nhất: Có hành vi xâm hại vào lợi ích của Nhà nƣớc, của tổ chức, quyền và lợi ích

hợp pháp của cơng dân hoặc của chính ngƣời có hành vi phịng vệ.

Thứ hai: Hành vi xâm hại đó đang diễn ra.

Thứ ba: Thiệt hại gây ra do chính ngƣời có hành vi xâm hại.

Thứ tư: Hành vi phịng vệ vƣợt q mức cần thiết, khơng phù hợp với tính chất, mức độ

nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Hành vi chống trả ngƣời xâm hại bị coi là vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng khi nó rõ ràng là q đáng và khơng cần thiết. Ngƣời có hành vi vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên đây là trƣờng hợp phạm tội có tình tiết giảm

182

nhẹ đặc biệt (Điểm c Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự) ngƣời có hành vi phịng vệ mà gây ra thƣơng tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của ngƣời xâm hại hoặc gây cố tật dẫn đến chết ngƣời do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của người khác do vượt quá

giới hạn phịng vệ chính đáng” theo Điều 106 Bộ luật hình sự.

Ngƣời có hành vi vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng gây chết ngƣời bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng” đƣợc quy định tại Điều 96 Bộ luật hình sự.

Trƣờng hợp hành vi trái pháp luật của ngƣời xâm hại quá nhỏ nhƣng ngƣời phịng vệ đã nhân cớ đó gây thiệt hại quá mức thì hành vi đó của “ngƣời phịng vệ” vẫn là một hành vi phạm tội trong trƣờng hợp thông thƣờng chứ không phải là do vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng.

Ví dụ: Một Kiểm lâm viên bắt đƣợc một ngƣời đang chặt cành cây ở một khu rừng cấm

khai thác để mang về làm củi và đã đánh ngƣời đó bị thƣơng nặng thì đó khơng phải là vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng, mà là phạm vào tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

nặng cho sức khoẻ của người khác” theo Điều 104 Bộ luật hình sự nhƣ mọi trƣờng hợp thông

thƣờng khác. Cũng trong trƣờng hợp nói trên, nếu ngƣời cán bộ Kiểm lâm đánh chết ngƣời đó thì phạm vào tội “Giết người” theo Điều 93 Bộ luật hình sự. Nếu có mang theo súng và đã sử dụng khẩu súng đó ngồi những trƣờng hợp pháp luật cho phép, gây thƣơng tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của ngƣời chặt củi hoặc gây ra cái chết của ngƣời nào đó thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng” theo Điều 230 Bộ luật hình sự.

Trong trƣờng hợp một ngƣời đƣợc giao quản lý súng có giấy phép sử dụng súng, trong khi thi hành công vụ đã sử dụng súng đúng quy định nhƣng gây hậu quả chết ngƣời hoặc gây thƣơng tích nặng cho ngƣời khác, ngồi trƣờng hợp cho phép thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Làm chết người trong khi thi hành công vụ” theo Điều 97 Bộ luật hình sự hoặc tội “Gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khoẻ người khác khi thi hành cơng vụ” theo Điều 107 Bộ luật hình sự.

Vì vậy, đối với cán bộ Kiểm lâm đƣợc trang bị vũ khí trong khi thi hành cơng vụ cần nắm vững những điều kiện phịng vệ chính đáng để vận dụng cho đúng đắn, hơn nữa phải nắm vững quy định của pháp luật về sử dụng vũ khí để đảm bảo cơng tác và tránh đƣợc những hành vi phạm tội xảy ra trong khi đang thi hành công vụ (Xem mục 5.4.2).

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 189 - 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)