Quản lý sự thay đổi, quản lý sử dụng thiết bị dạy học theo tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thuận thành tỉnh bắc ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 31 - 34)

8. Cấu trúc của Luận văn

1.2.3. Quản lý sự thay đổi, quản lý sử dụng thiết bị dạy học theo tiếp cận

lý sự thay đổi

1.2.3.1. Quản lý sự thay đổi Sự thay đổi:

- Theo Từ điển tiếng Việt: “Thay đổi là thay cái này bằng cái khác” hay “đổi khác đi, trở nên khác trước”.

Theo một số tiếp cận khác:

- Thay đổi là sự chuyển biến về ý thức hay vật chất tại thời điểm này so với thời điểm khác.

- Thay đổi (Change) là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài; thay đổi là thuộc tính chung của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào.

- Theo R. Heller, “Sự thay đổi là sự chuyển dịch từ trạng thái cũ sang trạng thái mới, là sự loại bỏ cái cũ trong quá khứ và nhận lấy cái mới cho tương lai”[40].

- Thay đổi là chuyển hóa, điều chỉnh theo cách này hoặc cách khác. - Thay đổi là bước chuyển từ một trạng thái tương đối ổn định sang một trạng thái khác, là một cách để thích nghi với những thay đổi của môi trường…

Xét về bản chất, thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các sự vật, hiện tượng,... Trong cuốn “Quản lý phổ thông” các tác giả đã nêu rõ: thay đổi được biểu hiện ở các mức độ khác nhau: cải tiến (Improvement), đổi mới (Innovation), cải cách (Reform), cách mạng (Revolution).

Thay đổi là yếu tố quan trọng cho sự thành công trong môi trường biến động nhanh chóng và cạnh tranh mạnh mẽ.

Trong nhà trường sự thay đổi có thể do các nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong, có thể là sự thay đổi tự nhiên, diễn ra thường xuyên hoặc sự thay đổi được hoạch định. Trong giáo dục chúng ta có thể thấy rõ sự thay đổi về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất trường học…

Quản lý sự thay đổi:

Quản lý sự thay đổi thực chất là xác định trạng thái phải thay đổi và trạng thái mong muốn sau thay đổi, xác định khoảng cách giữa chúng và tìm lộ trình đi đến trạng thái mong đợi. Tuy nhiên trong quản lý sự thay đổi, nguyên tắc phù hợp thích ứng và kế thừa phát triển rất được coi trọng.

Có nhiều cách tiếp cận trong việc quản lý một tổ chức song có thể kể đến một số cách tiếp cận cơ bản sau:

- Tiếp cận truyền thống

Hướng hoạt động quản lý xoay quanh việc thực hiện 4 chức năng: Lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra.

- Tiếp cận theo quan điểm chuẩn hóa hay tiếp cận quản lý chất lượng Bản chất của cách tiếp cận này là quản lý thông qua các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với các hoạt động của tổ chức và quản lý bằng các thủ tục, quy trình theo tính hệ thống.

- Tiếp cận “Quản lý sự thay đổi”

Bản chất của cách tiếp cận này là quản lý thông qua các lộ trình và luôn quan tâm đến “cân bằng động” giữa phát triển của tổ chức với sự thay đổi của môi trường, luôn phân tích tác động của bối cảnh đối với công tác quản lý.

Nội dung cơ bản của quản lý sự thay đổi là nhận diện những bất cập của trạng thái hiện hành và xác định trạng thái mong muốn, tìm lộ trình khoa học cho việc đạt được trạng thái mong muốn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi. Đôi khi là sự thay đổi do chủ trương chính sách thay đổi. Cũng có khi thay đổi do áp lực của bối cảnh. Nhiều khi, thay đổi là do sứ mệnh của tổ chức thay đổi hay chức năng nhiệm vụ có sự điều chỉnh. Nhưng có khi đơn giản là mọi người đều thấy tổ chức mình “có vấn đề” nếu không thay đổi thì không phát triển được. Sự thay đổi nhiều khi xuất phát từ nguyên nhân của sự trì trệ hay do nguyên nhân của các vấn đề nảy sinh khi bối cảnh thay đổi, thúc đẩy tổ chức thay đổi để tăng tính thích ứng.

Một cách đơn giản có thể hiểu thay đổi là “làm cho khác đi hay trở nên khác đi” và mọi sự thay đổi đều có lý do của nó nhưng chúng ta chỉ đề cập đến những thay đổi cần sự hoạch định hay cần sự điều khiển, quản lý khoa học, chất lượng hiệu quả.

Có ba công đoạn làm cho khác đi là “Rã đông”- “thay đổi/ tái tạo”- “tái đông/ định hình cái mới”. Tương ứng với ba công đoạn này là bốn mức độ ứng xử của một người khi phải đối mặt với sự thay đổi: Sự khước từ - Sự phản kháng - Sự thích nghi và nếu vượt qua được ba giai đoạn trên sẽ đến giai đoạn tham gia tự nguyện vào sự thay đổi.

Chức năng của người quản lý thay đổi là làm sao để thay đổi đó diễn ra một cách hiệu quả nhất và ít bị xáo trộn nhất. Vậy người quản lý sự thay đổi cần thực hiện được các vai trò sau:

- Người cổ vũ, xúc tác kích thích sự thay đổi. - Người hỗ trợ suốt quá trình sự thay đổi. - Người tạo ra các tình huống cho sự thay đổi. - Người liên kết các nguồn lực cho sự thay đổi. - Người duy trì ổn định trong sự thay đổi.

Nhìn chung, có thể hiểu quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hoá và chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra cho sự thay đổi đó mà không xáo trộn nếu không thực sự cần thiết. Quản lý thay đổi trong giáo dục lấy tư duy “cân bằng động” làm điểm tựa và tính lộ trình là một điểm quan trọng của

quản lý sự thay đổi. Quản lý sự thay đổi là một vấn đề cần thiết, có ý nghĩa mà cao hơn là nghệ thuật đối với các nhà quản lý. Sứ mệnh của nhà quản lý là phải nắm bắt sự thay đổi và điều chỉnh nó theo hướng có lợi cho tổ chức. Như Peter Drucker - chuyên gia hàng đầu về tư vấn quản trị đã nói “người thành công phải là người đón đầu sự thay đổi”.[4, tr.32]

1.2.3.1. Quản lý sử dụng thiết bị dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

Quản lý sử dụng TBDH theo tiếp cận “quản lý sự thay đổi” thực chất là kế hoạch hóa và chỉ đạo triển khai sự thay đổi trong việc sử dụng TBDH ở trường phổ thông để đạt được mục tiêu đề ra là nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Quản lý sử dụng TBDH theo tiếp cận “quản lý sự thay đổi” là một bộ phận trong quản lý sự thay đổi ở trường phổ thông là một hoạt động khó khăn phức tạp nhưng nếu làm tốt sẽ tạo nên sự đồng bộ trong chất lượng khai thác sử dụng TBDH, mặt khác góp phần định hướng sự phát triển của nhà trường trên cơ sở xác định mục tiêu và hướng mọi sự nỗ lực của cán bộ giáo viên trong trường vào mục tiêu chung đó. Cần tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và nhà trường, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả.

Quản lý TBDH theo quan điểm “quản lý sự thay đổi” cần chú ý:

- Xác định rõ và làm mọi thành viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của sự thay đổi.

- Xây dựng được lòng tin ở mọi người để mọi người làm chủ sự thay đổi. Hiệu trưởng và những nhà lãnh đạo phải thay đổi bản thân trước khi yêu cầu người khác thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thuận thành tỉnh bắc ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)