Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thuận thành tỉnh bắc ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 89 - 94)

8. Cấu trúc của Luận văn

2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Quy mô, số lượng lớp học, phòng học nhiều khiến cho CBQL, GV không thể kiểm soát hết được tình trạng và chất lượng sử dụng của từng thiết bị cụ thể trong các phòng đó.

- Các thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt là các thiết bị điện tử rất dễ bị hư hỏng và gặp trục trặc khi người sử dụng không biết cách sử dụng và bảo quản.

Các thiết bị dạy học thông minh trong quá trình sử dụng cũng phát sinh một số lỗi như: Cảm ứng bảng và bút thông minh kém, hay xảy ra hiện tượng lệch từ; chất lượng hệ thống loa; không có thiết bị tương thích khi bị hỏng cần thay và sủa chữa…. Điều đó cũng khiến cho công tác quản lý cũng trở nên khó khăn hơn. Các TBDH hiện đại được trang bị nhiều nhưng không đồng bộ, không sát với yêu cầu thực tiễn nên không phát huy hết được hiệu quả trong dạy học.

Công tác thanh kiểm tra ở các trường vẫn thường tập trung vào những nội dung hành chính như việc thực hiện quy chế chuyên môn, hồ sơ, sổ sách, thu chi mà chưa chú trọng đến việc thanh tra, kiểm tra hoạt động sử dụng TBDH. Bản thân các trường cũng chưa có căn cứ pháp lý để xử lý GV không sử dụng TBDH trong quá trình dạy học. Tất cả mới chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở nhẹ nhàng nên còn chưa có tính dăn đe.

Trong khi sự đầu tư, cấp TBDH từ trên xuống còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn của các trường, hầu như chỉ dừng lại ở việc cấp thiết bị còn không có kinh phí cho việc bảo quản, sửa chữa thiết bị khi hỏng hóc thì nguồn kinh phí tự chủ của các nhà trường còn rất hạn chế. Vì vậy, ảnh hưởng rất nhiều đến việc đầu tư mua sắm thêm những TBDH còn thiếu, sửa chữa, bảo dưỡng định kì các TBDH đang sử dụng hoặc thay thế những TBDH không còn sử dụng được cũng như việc động viên CBQL, cán bộ phụ trách thiết bị.

- Người phụ trách TBDH hoặc GV kiêm nhiệm còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ nên hiệu quả công tác chưa cao.

- Nhiều thiết bị TBDH không có sách hướng dẫn sử dụng. Vì vậy, nhiều GV phải tự mày mò cách sử dụng TBDH.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Các nhà trường chưa có một chiến lược chỉ đạo và phát triển lâu dài về việc trang bị, bảo quản và sử dụng hiệu quả TBDH.

- Mức độ đầu tư cho công tác TBDH chưa đúng mức và chưa toàn diện. TBDH được cấp từ nhiều nguồn khác nhau, độ bền thường thấp, không có hướng dẫn sử dụng cụ thể chi tiết. Một số cơ sở cung ứng TBDH do yêu cầu cạnh tranh

muốn chiếm ưu thế về giá nên đã giảm chất lượng TBDH. Khâu tổ chức kiểm nghiệm TBDH chưa được quan tâm đúng mức, đôi khi chỉ mang tính hình thức nên khi các TBDH được chuyển về đến trường không đạt tiêu chuẩn kĩ thuật, không đồng bộ mà vẫn được mua sắm.

- Một số GV còn chưa có thái độ tích cực trong giảng dạy, vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống nên có nhận thức chưa cao về vai trò tích cực của TBDH từ đó còn chưa hoặc không sử dụng TBDH trong dạy học. Việc đổi mới quản lý còn chậm, các biện pháp nội dung thực hiện chưa triệt để dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao.

- Việc kiểm tra các TBDH, sửa chữa, bảo quản còn chưa tốt. Việc hỗ trợ các kĩ năng như kĩ thuật sử dụng trang thiết bị, đồ dùng, phương tiện dạy học cho giáo viên hoặc xây dựng quy trình sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học còn chưa thường xuyên và kịp thời khiến một số GV vì không biết nên lười sử dụng hoặc sử dụng TBDH không hiệu quả.

- Các trường đã có sự chỉ đạo yêu cầu các tổ chuyên môn và từng GV lập kế hoạch sử dụng TBDH trong từng tiết học, từng kì học nhưng lại chưa có sự giám sát việc sử dụng một cách chặt chẽ và thường xuyên dẫn đến chưa thống kê được chính xác GV nào đã tiến hành sử dụng TBDH nhiều, GV nào sử dụng ít, GV nào không sử dụng. Từ đó, chưa đề ra được biện pháp hữu hiệu và có tính khả thi để tại thói quen sử dụng TBDH cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH cho GV.

- Việc sử dụng TBDH đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức từ khâu chuẩn bị đến khâu tiến hành sử dụng nên vẫn còn có một số GV ngại tìm hiểu, học hỏi, ngại sử dụng TBDH. Chỉ sử dụng khi có yêu cầu bắt buộc vì vậy kĩ năng sử dụng còn hạn chế, hiệu quả khai thác được từ TBDH trong quá trình dạy học còn chưa cao.

- Công tác xã hội hóa giáo dục trong lĩnh vực huy động các nguồn lực để trang bị TBDH còn yếu, gần như các trường đều chưa có biện pháp khả thi để thu hút các nguồn đầu tư kinh phí cho TBDH mà hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách của nhà nước.

- Ảnh hưởng thay đổi từ các thành viên trong nhà trường chưa cao nên việc duy trì những thay đổi trong quản lý, trong sử dụng TBDH ở nhà trường hiệu quả còn chưa được như mong muốn. Đâu đó vẫn còn hiện tượng chỉ thực hiện thay đổi khi được yêu cầu chứ chưa trở thành văn hóa trong nhà trường.

Tóm lại, công tác quản lý sử dụng TBDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở các trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh đã được quan tâm song cần được quan tâm tốt hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu của đổi mới dạy học hiện nay.

Kết luận chương 2

Về thực trạng TBDH và sử dụng TBDH: Thiết bị dạy học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh đang ở mức “đủ” hoặc tạm đủ, cũng vẫn còn “thiếu” cục bộ ở một số phân môn. Hiệu quả sử dụng TBDH của cả CBQL, GV, HS đều chủ yếu nằm ở mức tốt và khá song mức tỉ lệ mức tốt còn chưa cao; tỉ lệ kĩ năng sử dụng TBDH ở mức chưa thành thạo vẫn còn cao.

Về thực trạng quản lý sử dụng TBDH: Tôi đã tiến hành khảo sát về các nội dung quản lý TBDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi phù hợp với cơ sở lý luận của vấn đề quản lý TBDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở các trường THPT trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Kết quả khảo sát được thống kê, phân tích một cách hoàn toàn khách quan, trung thực.

Những thực trạng trên chính là một trong những cơ sở thực tiễn quan trọng để chúng tôi đề xuất những biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng TBDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở các trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh mà chúng tôi sẽ trình bày tại chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN THUẬN THÀNH

TỈNH BẮC NINH THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thuận thành tỉnh bắc ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)