Thực trạng củng cố những thay đổi trong sử dụng thiết bị dạy học và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thuận thành tỉnh bắc ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 82 - 85)

8. Cấu trúc của Luận văn

2.3.4. Thực trạng củng cố những thay đổi trong sử dụng thiết bị dạy học và

xây dựng văn hóa nhà trường

Tạo nên sự thay đổi đã khó, củng cố những thay đổi càng khó hơn. Tuy nhiên thay đổi thành công không chỉ là tạo nên sự thay đổi mà còn phải duy trì, củng cố được sự thay đổi đó để tiếp tục có những thay đổi khác sau đó. Để có một cái nhìn tổng thể về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng củng cố những thay đổi trong sử dụng TBDH và xây dựng văn hóa nhà trường.

* Đối với CBQL

Bảng 2.13. Thực trạng củng cố những thay đổi trong sử dụng TBDH và xây dựng văn hóa nhà trường đối với CBQL

Nội dung Thường xuyên Không thường xuyên Chưa thực hiện Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1. Rà soát, bổ sung hoàn thiện giải pháp thực hiện mục tiêu, sứ mệnh thay đổi của nhà trường

26 78,8 4 12,1 3 9,1

2. Tiếp tục bố trí đội ngũ hỗ trợ nâng cao năng lực cho GV về sử dụng thiết bị sau tập huấn 26 78,8 6 18,2 1 3,0 3. Theo dõi, nhắc nhở để hình thành thói quen sử dụng TBDH hiện đại 29 87,9 3 9,1 1 3,0

4. Đưa việc đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH vào tiêu chí đánh giá GV hàng năm

25 75,8 6 18,1 2 6,1

5. Thường xuyên định kỳ rà soát bổ sung, sửa chữa, bảo trì thiết bị dạy học hiện đại

25 75,8 5 15,1 3 9,1

Nhìn vào kết quả điều tra tại bảng 2.13 cho thấy, việc củng cố những thay đổi trong sử dụng TBDH cơ bản đã được thực hiện ở mức độ “thường xuyên”. Nội dung được thực hiện “thường xuyên” nhất là “Theo dõi, nhắc nhở để hình thành thói quen sử dụng TBDH hiện đại” nhằm đáp hình thành thói quen sử dụng TBDH thường xuyên trong giáo viên. Từ đó, dần nâng cao năng lực sử dụng hiệu quả các TBDH. Nội dung được thực hiện thường xuyên ở mức độ thấp nhất là “Thường xuyên định kỳ rà soát bổ sung, sửa chữa, bảo trì thiết bị dạy học hiện đại”. Trên thực tế các trường đã thường xuyên rà soát các TBDH nhưng việc bổ sung, sửa chữa, bảo trì các TBDH còn hạn chế bởi còn tuy thuộc vào điều kiện vật chất và nguồn kinh phí của nhà trường

Tất cả các nội dung vẫn còn tỉ lệ đánh giá ở mức độ thực hiện “không thường xuyên”, cao nhất là nội dung “Thường xuyên định kỳ rà soát bổ sung, sửa chữa, bảo trì thiết bị dạy học hiện đại” chiếm tỉ lệ là 21,2%; thấp nhất là nội dung “Theo dõi, nhắc nhở để hình thành thói quen sử dụng TBDH hiện đại” chiếm tỉ lệ 9,1%. Đặc biệt tất cả các nội dung vẫn còn được đánh giá ở mức “chưa thực hiện” chiếm từ 3,1% đến 9,1%. Cụ thể: Các nội dung “Tiếp tục bố trí đội ngũ hỗ trợ nâng cao năng lực cho GV về sử dụng thiết bị sau tập huấn” và “Theo dõi, nhắc nhở để hình thành thói quen sử dụng TBDH hiện đạt” đều chiếm 3,1%; “Đưa việc đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị DH vào tiêu chí đánh giá GV hàng năm” chiếm 6,2 %; đặc biệt cao nhất là nội dung “Rà soát, bổ sung hoàn thiện giải pháp thực hiện mục tiêu, sứ mệnh thay đổi của nhà trường” và “Thường xuyên định kỳ rà soát bổ sung, sửa chữa, bảo trì thiết bị dạy học hiện đại” chiếm tỉ lệ cao nhất với

9,1%. Điều đó cho thấy, một số CBQL vẫn còn chưa nhận thức được tầm quan trong của việc củng cố sự thay đổi.

* Đối với GV

Bảng 2.14. Thực trạng củng cố những thay đổi trong sử dụng TBDH và xây dựng văn hóa nhà trường đối với GV

Nội dung Thường xuyên Không thường xuyên Chưa thực hiện Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Lên kế hoạch giờ học có sử dụng

thiếu bị dạy học cho từng bài 52 52 39 39 9 9 Tham mưu với lãnh đạo trường

về hiệu quả sử dụng thiết bị 21 21 42 42 37 37 Động viên hỗ trợ đồng nghiệp

sử dụng thiết bị dạy học 42 42 31 31 27 27 Tích cực học hỏi để đáp ứng sự

thay đổi 48 48 42 42 10 10

Giáo viên được coi là lực lượng chủ lực quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của một chiến lược thay đổi trong nhà trường, là nhân tố đảm bảo sự thay đổi được củng cố hay không.

Qua điều tra cho thấy, đa số GV coi việc “thường xuyên lên kế hoạch giờ học có sử dụng thiếu bị dạy học cho từng bài” là nhân tố quan trọng đảm bảo củng cố sự thay đổi, mức độ này chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nội dung là 52%; tuy nhiên vẫn còn rất nhiều GV còn không thực hiện thường xuyên, thậm chí là “chưa thực hiện” các nội dung để củng cố sự thay đổi. Đặc biệt, có tới 42% giáo viên không thường xuyên thực hiện nội dung “Tham mưu với lãnh đạo trường về hiệu quả sử dụng thiết bị” và “Tích cực học hỏi để đáp ứng sự thay đổi”; 39% GV chưa thực hiện nội dung “Lên kế hoạch giờ học có sử dụng thiếu bị dạy học

cho từng bài”. Điều đó cho thấy hạn chế của GV trong việc nhận thức tầm quan trọng và thực hiện các nội dung để đảm bảo củng cố sự thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thuận thành tỉnh bắc ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)