Xác định tầm nhìn, mục tiêu sử dụng thiết bị hiện đại để đổi mới dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thuận thành tỉnh bắc ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 49 - 51)

8. Cấu trúc của Luận văn

1.4.2. Xác định tầm nhìn, mục tiêu sử dụng thiết bị hiện đại để đổi mới dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học nói riêng và đổi mới giáo dục nói chung đang là một vấn đề vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo của mỗi quốc gia trong xu hướng phát triển của thế giới hiện nay. Các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo với nhiều

mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích cực trong dạy và học một cách toàn diện, dạy làm sao để người học hướng tới việc học tập chủ động. Muốn vậy, cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó TBDH là một thành tố quan trọng. Việc nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng TBDH là một nhiệm vụ mang tầm nhìn chiến lược để nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo sự phát triển bền vững.

Tính chất của TBDH đã biểu thị nội dung thông tin, hình thức thông tin và phương pháp thông tin chứa đứng trong các thiết bị, và phải dưới tác động của GV hoặc HS tính chất đó mới được bộc lộ ra. Cần xác định mục tiêu bao trùm, quan trọng nhất của việc sử dụng TBDH là phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới, đảm bảo các mục tiêu cụ thể: Truyền thụ kiến thức; Hình thành kĩ năng; phát triển hứng thú học tập; tổ chức điều kiển quá trình dạy học, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường

Sử dụng các TBDH hướng tới mục tiêu giảm nhẹ công việc của GV và giúp HS tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi hơn. Có được các TBDH hiện đại, thích hợp, người GV sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của HS trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của HS sẽ tăng dần theo các cấp độ của tri giác: Nghe - Thấy - Làm được, nên khi đưa TBDH vào quá trình dạy học, GV có điều kiện nâng cao tính tích cực, độc lập của HS và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho HS.

Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người lãnh đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường là người đóng vai trò quan trọng trong gắn kết các cá nhân, tổ chức của nhà trường, tạo ra sức mạnh tập thể để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Công tác quản lý của Hiệu trưởng có tác động mạnh mẽ và có tính chất quyết định đến chất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng phải có tầm nhìn trong việc vạch định chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thuận thành tỉnh bắc ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)