Củng cố những thay đổi trong sử dụng thiết bị dạy học và xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thuận thành tỉnh bắc ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 54 - 55)

8. Cấu trúc của Luận văn

1.4.5. Củng cố những thay đổi trong sử dụng thiết bị dạy học và xây dựng

hóa nhà trường

Hoàn thành một chương trình thay đổi không có nghĩa là kết thúc bởi nó có thể đổi hướng, dừng lại và lại bắt đầu. Khí thế thay đổi và sự thay đổi của nhà trường cuối cùng sẽ mất đi nếu không được nuôi dưỡng. Vì vậy, cần phải củng cố sự thay đổi, cần đẩy mạnh sự nhiệt tình thay đổi và tìm kiếm những dự án mới có thể tận dụng bài học thành công. Hãy tận dụng tối đa những người giữa vai trò chủ chốt trong sự thành công của các chương trình thay đổi để từ đó liên tục tạo ra và duy trì sự thay đổi của nhà trường. Mặt khác cũng cần kiểm định và đánh giá kết quả thay đổi, xem xét lại các kết quả, nhìn nhận thành công và thất bại, từ đó có biện pháp để duy trì và củng cố sự thay đổi bằng cách theo dõi sự tiến bộ, duy trì sự cân bằng của nhà trường, tạo dựng lề lối làm việc mới thay thế cho cái cũ, tránh làm theo lối “phong trào, chiến dịch”. Đồng thời, tạo điều kiện cho nhà trường luôn luôn đổi mới, luôn luôn phù hợp với mọi sự thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh, từ đó hình thành văn hóa thay đổi trong nhà trường.

Để duy trì củng cố sự thay đổi và xây dựng văn hóa nhà trường cần phải thực hiện tốt những nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về sự cần thiết thay đổi trong sử dụng TBDH, từ đó có thái độ tích cực và hành động phù hợp đối với sự thay đổi của bản thân nói riêng và nhà trường nói chung.

- Tạo dựng lề lối làm việc mới thay thế cho cái cũ, tạo điều kiện để tất cả cán bộ, giáo viên đều được tham gia và có khả năng tham gia, thực hiện tốt công việc mà mình đảm nhiệm trong sự thay đổi này.

- Xây dựng văn hóa thay đổi, sẵn sàng thay đổi khi cần thiết, tạo thói quen tiếp nhận và chủ động tạo ra sự thay đổi để luôn thích ứng với mọi sự thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh.

- Phát động phong trào thi đua, xây dựng các tiêu chí cụ thể để kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện sự thay đổi, có biện pháp kiểm tra thường xuyên; đánh

giá kịp thời, thưởng phạt phân minh.

Để thực hiện có hiệu quả việc củng cố sự thay đổi cùng xây dựng văn hóa nhà trường, trước hết GV cần nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc duy trì kết quả đạt được, có quan điểm phát triển, có thái độ tích cực trong việc đổi mới, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ năng lực sử dụng TBDH. Nhà trường cũng cần quan tâm, tạo điều kiện cho tất cả các cán bộ, GV trong trường có cơ hội thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo của bản thân; xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra đánh giá kết quả đổi mới, từ đó có biện pháp khích lệ, động viên kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thuận thành tỉnh bắc ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)