8. Cấu trúc của Luận văn
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Các biện pháp quản lý sử dụng TBDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi phải được thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ mới có thể phát huy được tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học ở nhà trường. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp khi xây dựng cần đặt trong mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau và được tiến hành đồng bộ trong một hệ thống. Cụ thể như sau:
Cán bộ quản lý muốn làm tốt công tác quản lý cần phải đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng và phát huy được vai trò tích cực của các tổ chức đoàn thể quần chúng của GV như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các cá nhân trong nhà trường. Vì vậy, các biện pháp quản lý sử dụng TBDH cần phải đảm bảo tính thống nhất giữa Ban giám hiệu, Chi bộ Đảng (Đảng bộ) và các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên của giáo viên đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Chi bộ, đảm bảo mối liên hệ dọc, ngang giúp cho sự chỉ đạo điều hành cũng như phối hợp, hợp tác giữa các bộ phận được thông suốt.
Muốn vậy khi xây dựng kế hoạch từ kế hoạch cá nhân, kế hoạch của tổ chuyên môn đến kế hoạch chung của nhà trường cần phải được thảo luận, bàn bạc, thống nhất. Sự thống nhất trong việc xây dựng kế hoạch được thể hiện trong hội nghị cán bộ công nhân viên chức đầu năm bằng một nghị quyết sau đó ban giám hiệu mới xây dựng kế hoạch tác nghiệp.
Trong nhà trường, GV không chỉ là đối tượng chịu tác động quản lý của CBQL mà còn là chủ thể hoạt động tích cực trong các hoạt động liên quan đến sử dụng TBDH. Quản lý sử dụng TBDH chỉ có thể mang lại chất lượng và hiệu
quả cao nếu phát huy được vai trò chủ động tích cực của đội ngũ GV, cán bộ phụ trách TBDH và HS. Vì vậy, các biện pháp quản lý sử dụng TBDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi cần phải phù hợp với tâm lý và nhu cầu hoạt động của từng cá nhân, lôi cuốn được đông đảo giáo viên, học sinh tham gia vào việc xây dựng kế hoạch và chủ động, tích cực, tự giác sử dụng hiệu quả TBDH.