8. Cấu trúc của Luận văn
1.3.4. Các nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông
Khi sử dụng TBDH phải đảm bảo được các nguyên tắc sau:
Sử dụng đúng mục đích: Khi sử dụng một TBDH cần phải xác định được mục đích nhất định trên bài học. Nếu không hướng đến mục đích rõ ràng trong bài học khi không nên sử dụng bởi nếu sử dụng sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc bài học, phân tán sự chú ý của học sinh, làm loãng kiến thức trọng tâm của bài, lãng phí cả thời gian và công sức của thầy và trò.
Sử dụng đúng lúc: Trong quá trình dạy học cần xác định rõ sử dụng TBDH vào thời điểm thích hợp nhất. Người GV cần xác định được sự hợp lý và phù hợp với tính chất, khối lượng kiến thức mà TBDH mang lại với khả năng nhận thức của HS.
Sử dụng đúng chỗ: Sử dụng TBDH trước hết phải phù hợp với nội dung học tập. Giáo viên khi lựa chọn TBDH cần nghiên cứu kĩ đặc điểm nội dung học tập, ưu nhược điểm của từng loại phương tiện để có sự lựa chọn phù hợp.
Sử dụng đúng liều lượng: Cần quan tâm đến số lần sử dụng TBDH trong một tiết học. Đặc biệt trong các thí nghiệm, lượng thông tin cần vừa phải phù hợp với năng lực nhận thức của từng đối tượng HS, không nên nhiều và phức tạp quá sẽ làm HS cảm thấy quá tải, mệt mỏi, nhưng cũng không nên ít quá sẽ không thỏa mãn được nhu cầu nhận thức và tu duy, làm các em thấy vấn đề nghiên cứu nông cạn, hời hợt từ đó không có thái độ nghiêm chỉnh đối với vấn đề nghiên cứu.
Phối hợp sử dụng các TBDH với nhau: Phải sử dụng kết hợp nhiều loại TBDH với nhau một cách có hệ thống để vừa thể hiện được các đặc trưng của đối tượng nhận thức vừa phù hợp với các phong cách học tập khác nhau của người học. Cần phải chú ý đến tính logic, khoa học khi kết hợp các TBDH để mỗi TBDH phải là một bộ phận hợp thành của một vấn đề thống nhất về mặt cấu trúc cũng như các phương pháp phải phù hợp với nội dung kiến thức để truyền thụ kiến thức một cách chính xác và có hiệu quả.