Phương pháp khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thuận thành tỉnh bắc ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 111 - 139)

8. Cấu trúc của Luận văn

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm

Xây dựng bảng hỏi để xin ý kiến của các cán bộ quản lý (Ban giám hiệu nhà trường, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trong trường, cán bộ phụ trách TBDH của từng phân môn; GV trong nhà trường) về mức độ cần thiết (với các mức độ rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết và không cần thiết) và tính khả thi (với các mức độ rất khả thi, khả thi, ít khả thi và không khả thi) của các biện pháp quản lý sử dụng TBDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi đã được đề xuất ở trên. Sau đó, tiến hành phân tích và tổng hợp các ý kiến thu được.

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

Khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp

Các biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Biện pháp 1: Giáo dục nâng cao

nhận thức của giáo viên vai trò của TBDH hiện đại

98 65,3 52 34,7 0 0 0 0

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng sử dụng TBDH hiện đại cho giáo viên

52 34,7 87 58,0 11 7,3 0 0

Biện pháp 3: Xây dựng nhóm công tác hỗ trợ giáo viên sử dụng thiết bị dạy học hiện đại

122 81,3 28 18,7 0 0 0 0

Biện pháp 4: Đổi mới công tác thi

đua khen thưởng 63 42,0 87 58,0 0 0 0 0

Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc sử dụng TBDH, hình thành văn hóa trong nhà trường

90 60,0 60 40,0 0 0 0 0

Qua bảng 3.1 cho thấy: Các ý kiến đều đánh giá các biện pháp nêu trên đều chủ yếu được đánh giá ở mức độ “rất cần thiết” và “cần thiết”. Trong đó các biện pháp: giáo dục nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò của việc sử dụng thiết bị dạy học hiện đại; xây dựng nhóm công tác hỗ trợ giáo viên sử dụng thiết bị dạy học hiện đại; đổi mới công tác thi đua khen thưởng; tăng cường công tác kiểm tra đánh giáviệc sử dụng TBDH, hình thành văn hóa trong nhà trường được đánh giá cao, 100% số CBQL và GV được hỏi đều khẳng định đó là những biện pháp “rất cần thiết” và “cần thiết” để tạo nên sự thay đổi trong sử dụng TBDH hiện nay. Tuy nhiên có một số rất ít những CBQL và GV còn cho rằng biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng sử dụng TBDH hiện đại cho giáo viên nhất là những giáo viên còn chậm tiếp cận với đổi mới là “không cần

thiết” (11/150 chiếm 7,3%). Lý giải lựa chọn này các CBQL và GV được hỏi cho rằng số lượng những GV còn chậm đổi mới hiện nay không còn nhiều ở các trường THPT nên sẽ không có nhiều ảnh hưởng trong việc sử dụng thiết bị dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi cũng như sự thay đổi tích cực trong nhà trường.

Khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Biện pháp 1: Giáo dục nâng cao

nhận thức của giáo viên vai trò của TBDH hiện đại

56 37,3 61 40,7 23 15,3 10 6,7

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng sử dụng TBDH hiện đại cho giáo viên

51 34,0 78 52,0 10 6,7 11 7,3

Biện pháp 3: Xây dựng nhóm công tác hỗ trợ giáo viên sử dụng thiết bị dạy học hiện đại

88 58,7 62 41,3 0 0 0 0

Biện pháp 4: Đổi mới công tác thi

đua khen thưởng 68 45,3 82 54,7 0 0 0 0

Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc sử dụng TBDH, hình thành văn hóa trong nhà trường

48 32,0 73 48,7 29 19,3 0 0

Qua bảng 3.2 cho thấy: Hầu hết các biện pháp đề xuất ở trên đều được đánh giá ở mực độ “rất khả thi” và “khả thi” trong quá trình triển khai thực

hiện. Trong đó các biện pháp: Xây dựng nhóm công tác hỗ trợ giáo viên sử dụng thiết bị dạy học hiện đại; Đổi mới công tác thi đua khen thưởng được đánh giá ở mức 100% là “rất khả thi” và “khả thi”. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tỉ lệ đánh giá ở mức”ít khả thi” hoặc “không khả thi” tập trung ở các biện pháp: Giáo dục nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò của việc sử dụng thiết bị dạy học hiện đại; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng sử dụng TBDH hiện đại cho giáo viên; Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc sử dụng TBDH, hình thành văn hóa trong nhà trường. Lý giải, các CBQL và GV khi đánh giá ở mức này cho rằng việc thay đổi nhận thức GV không phải việc làm đơn giản bởi một số GV có sức ỳ rất lớn, một số GV sắp về hưu cũng có suy nghĩ mình không cần phải thay đổi và việc thay đổi nhận thức cần phải có thời gian tương đối dài. Mặc khác những GV đã có sức ỳ lớn và các GV sắp về hưu cũng không muốn hoặc không có khả năng tiếp cận nhanh đối với các TBDH hiện đại nên việc bồi dưỡng GV chậm đổi mới sẽ cần nhiều thời gian hơn những GV khác.

Như vậy, qua phân tích kết quả khảo nghiệm, chúng tôi cho rằng những biện pháp quản lý sử dụng thiết bị dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi trong luận văn được đề xuất là cần thiết, phù hợp và khả thi. Những kết quả trên là cơ sở để chúng tôi cho triển khai vận dụng những biện pháp trên vào đổi mới công tác quản lý sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh và có thể áp dụng ở tất các các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như khảo sát thực trạng quản lý sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng thiết bị dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi đó là:

Biện pháp 1: Giáo dục nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò của thiết bị dạy học hiện đại.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại cho giáo viên

Biện pháp 3: Xây dựng nhóm công tác hỗ trợ giáo viên sử dụng thiết bị dạy học hiện đại

Biện pháp 4: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng

Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học, hình thành văn hóa trong nhà trường.

Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm, tác dụng riêng. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy, khi áp dụng không nên xem nhẹ một biện pháp nào. Hiệu quả cao nhất có thể đạt được khi các trường vận dụng triển khai đồng bộ tất cả các biện pháp. Tuy nhiên các cán bộ quản lý có thể dựa vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường để tham khảo và lựa chọn những biện pháp phù hợp nhất để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý sử dụng TBDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi.

Kết quả khảo nghiệm cũng cho thấy tất cả các biện pháp đề xuất trên đều rất cần thiết và khả thi trong quản lý sử dụng TBDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước về TBDH và quản lý TBDH, trình bày một cách có hệ thống các vấn đề về lý luận của quản lý sử dụng TBDH ở trường THPT theo tiếp cận quản lý sự thay đổi như: Tìm hiểu các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, thiết bị dạy học, quản lý thiết bị dạy học, quản lý sự thay đổi, quản lý sử dụng thiết bị dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi; nghiên cứu lý luận về sử dụng TBDH, nêu rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa của TBDH trong dạy và học, đặc trưng, yêu cầu khi sử dụng TBDH trong quá trình dạy học, tiến hành phân loại TBDH cũng như các nguyên tắc sử dụng TBDH ở trường THPT; nghiên cứu lý luận về quản lý sự thay đổi, nêu rõ mục đích, ý nghĩa của quản lý sự thay đổi, hoạch định sự thay đổi, quy trình quản lý sự thay đổi, chiến thuật quản lý sự thay đổi cũng như xác định được các thành tố đảm bảo sự thay đổi thành công. Trên cơ sở đó, luận văn đã xác định những nội dung quản lý sử dụng TBDH ở trường THPT theo tiếp cận quản lý sự thay đổi như: Xác định tầm nhìn, mục tiêu sử dụng TBDH hiện đại để thực hiện đổi mới dạy học; Phát triển năng lực sử dụng TBDH hiện đại cho GV nhà trường; Xây dựng môi trường hỗ trợ, động viên, khuyến khích GV sử dụng TBDH hiện đại; Củng cố những thay đổi trong sử dụng TBDH và xây dựng văn hóa nhà trường. Luận văn cũng xác định được những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý sử dụng TBDH ở trường THPT.

Luận văn đã giới thiệu sơ lược về vị trí địa lý, bối cảnh kinh tế xã hội, tình hình giáo dục huyện Thuận Thành, đây là địa bàn mà luận văn tiến hành những nghiên cứu của mình. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1, trong chương 2, luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng quản lý sử dụng TBDH ở 3 trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Qua việc khảo sát về thực trạng sử dụng TBDH ở các trường THPT như thực trạng thiết bị dạy học gồm số lượng, chủng loại, chất lượng, thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của việc sử dụng TBDH, mức độ thường xuyên và hiệu quả sử dụng các TBDH của GV. Luận văn còn khảo sát về thực trạng quản lý sử dụng

TBDH ở các trường THPT, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở phân tích các kết quả khảo sát thu được, tôi tiến hành đánh giá thực trạng, chỉ rõ những thành tựu, những hạn chế cũng như chỉ ra và phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác TBDH ở các trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi đã chỉ ra 5 biện pháp quản lý sử dụng TBDH ở các trường THPT theo tiếp cận quản lý sự thay đổi. Đó là:

Biện pháp 1: Giáo dục nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò của thiết bị dạy học hiện đại.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại cho giáo viên

Biện pháp 3: Xây dựng nhóm công tác hỗ trợ giáo viên sử dụng thiết bị dạy học hiện đại

Biện pháp 4: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng

Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học, hình thành văn hóa trong nhà trường

Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đã giải quyết được một số khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý sử dụng TBDH ở các trường THPT, đồng thời đưa ra được những biện pháp quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng TBDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi, đáp ứng yêu cầu thay đổi trong nhà trường cũng như đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học, đổi mới giáo dục hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh

- Tiếp tục tổ chức nhiều các lớp tập huấn, bồi dưỡng sử dụng TBDH cho CBQL, nhân viên phụ trách TBDH ở các trường THPT.

- Tổ chức cho CBQL, nhân viên phụ trách TBDH ở các trường THPT thăm quan học hỏi, kinh nghiệm, các điển hình tiên tiến về giáo dục, tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên đề nhất là các chuyên đề về đổi mới PPDH sử dụng TBDH hiện đại.

- Khen thưởng cho những cá nhân, đơn vị làm được TBDH, tự làm hoặc nâng cấp, sửa chữa TBDH, có thành tích cao trong sử dụng TBDH hiện đại, tích cực đổi mới PPDH…

- Tổ chức các kì thi GV giỏi sử dụng TBDH hiện đại.

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra TBDH, quản lý TBDH cũng như hoạt động giảng dạy sử dụng TBDH hiện đại đối với các trường THPT.

- Tăng cường đầu tư TBDH hiện đại cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tính đồng bộ, cập nhật, hiện đại cho hệ thống TBDH trên các trường THPT.

2.2. Đối với các trường trung học phổ thông huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh

- Coi công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc sử dụng hiệu quả TBDH hiện đại cho GV trong toàn trường là việc làm thường xuyên và được tiến hành đồng bộ giữa các hệ thống tổ chức trong toàn trường.

- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng GV về sử dụng TBDH đặc biệt là THBD hiện đại trong các phòng học thông minh. Tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên học tập mở rộng kiến thức về công dụng, quy trình sử dụng các TBDH. Nghiêm túc, kiên trì thực hiện các yêu cầu mới trong sử dụng TBDH.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá việc sử dụng TBDH hiện đại của GV, thường xuyên giám sát, kiểm tra, đốc thúc GV trong việc sử dụng TBDH hiện đại trong dạy học.

- Xây dựng các giải pháp bắt buộc GV sử dụng TBDH đi đôi với việc tạo ra cơ chế động viên CBGV sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học. Hình thành thói quen sử dụng TBDH hiện đại trong dạy học. Bồi dưỡng khen thưởng kịp thời, thích đáng cho những CBGV làm tốt công tác thiết bị.

- Quản lí nhà trường một cách toàn diện, đặc biệt quan tâm quản lý trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH. Vận dụng các biện pháp quản lí TBDH linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường.

- Khuyến khích, động viên phong trào tự chế tạo TBDH để đáp ứng yêu cầu trong dạy học.

- Tích cực huy động các nguồn vốn để tái trang bị và hiện đại hóa TBDH trong các nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2002), Tổ chức và Quản lý: Từ một cách tiếp cận, Tập bài giảng.

2. Nguyễn Ngọc Bảo (Chủ biên), Trần Kiểm (2008), Lí luận dạy học ở trường THCS, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

3. Nguyễn Văn Bình (1999), Khoa học tổ chức và quản lý- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Bộ giáo dục đào tạo (tháng 6/2016), Nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi của hiệu trưởng để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mần non lên tiểu học, (tài liệu tập huấn)

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn từ năm 2011-2020, Quyết định số 711/QĐ- TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành.

6. Brent Davies, Linda Ellion (2005), Quản lý các trường học trong thế kỉ XXI. NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Thùy Dung (2018), Tạp chí Giáo dục, Quản lý sự thay đổi trong nhà trường, số 433, kì 1-7/2018.

8. Trần Quốc Đắc, Nguyễn Cảnh Chi, Nguyễn Thượng Chung, Nguyễn Thị Huỳnh Liễu, Phan Thế Mỹ, Đào Như Phú, Trần Doãn Qưới, Đàm Hồng Quỳnh, Lê Ngọc Thu (2002), Một số vấn đề lí luận và thực tiễn của việc xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường phổ thông Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9. Trần Khánh Đức (2002), Sư phạm nghề nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Frederik. Uinslon Taylor (1856-1915), Lý thuyết về tâm lý học quản lý,

Tâm lý học.net.

11. Lê Thị Giang (2018), Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thuận thành tỉnh bắc ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 111 - 139)