Phân loại thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thuận thành tỉnh bắc ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 39 - 41)

8. Cấu trúc của Luận văn

1.3.3. Phân loại thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông

1.3.3.1. Phân loại thiết bị dạy học

Thiết bị dạy và học là tập hợp các đối tượng vật chất mà người GV sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS, còn đối với HS đó là các nguồn tri thức, là phương tiện giúp HS lĩnh hội nội dung bài học, hình thành kĩ năng.

Sơ đồ 1.2. Cấu trúc hệ thống TBDH (Theo tài liệu ôn tập nghiệp vụ chuyên

Có nhiều cách phân loại thiết bị dạy học.

a. Phân loại theo cách sử dụng

Người ta thường phân thành hai loại:

- Thiết bị dạy và học truyền thống, là những phương tiện được dùng từ xưa tới nay trong dạy học như bảng viết, tranh vẽ, mô hình…

- Thiết bị dạy và học hiện đại, là những thiết bị dạy và học mới được đưa và nhà trường như các sản phẩm công nghệ điện tử viễn thông: camera số, máy chiếu đa phương tiện…

b. Phân loại theo điều kiện sử dụng

Theo cách phân loại này, khi sử dụng các TBDH bị phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài.

- Nhóm TBDH không dùng năng lượng điện: Tranh ảnh, biểu đồ giáo khoa, bản đồ, lược đồ giáo khoa, bảng biểu, mô hình, mẫu vật….

- Nhóm TBDH dùng năng lượng điện: Phim, đèn chiếu, băng đĩa ghi âm, ghi hình, phần mền dạy học, …..

c. Phân loại theo tính năng công nghệ và quá trình chế tạo sử dụng

Theo quan điểm này TBDH cùng được chia làm hai nhóm:

Nhóm 1: Các thiết bị thông thường bao gồm:

- Loại tự nhiên, nguyên mẫu: Các vật tự nhiên, vật thật như cây, hoa quả, động vật, hóa chất; sử dụng lời nói và các cách biểu đạt ngôn ngữ như cử chỉ, hành động…

- Dụng cụ giảng dạy và học tập: Các dụng cụ dùng chung: Bảng, phấn, bàn ghế…; dụng cụ cá nhân như vở, thước, máy tính, bút viết…

- Tài liệu giáo khoa: SGK, sách GV, sách tham khảo, bản đồ, tranh ảnh…

Nhóm 2: Nhóm các thiết bị kĩ thuật bao gồm:

Các thiết bị nghe nhìn: Đài, băng đĩa ghi âm, ghi hình, máy ảnh, kính lúp, kích hiển vi, máy chiếu projector,….

Các máy móc kĩ thuật thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo môn học. Các phương tiện tương tác mạnh: Máy vi tính và các phần mền dạy học, sử dụng thông tin trên mạng Internet….

d. Phân loại theo tính chất

Được chia làm hai nhóm:

- Nhóm phương tiện mang tin là nhóm mà ở đó tự bản thân mỗi phương tiện đều chứa đựng một khối lượng thông tin nhất định. Có thể kể đến các tư liệu in, băng đĩa âm thanh, hình ảnh, tranh vẽ, mô hình, vật thật…

- Nhóm phương tiện truyền tin là nhóm phương tiện được dùng để truyền tin tới học sinh như hệ thống tăng âm, loa, micro, ti vi, các đầu lọc video, VCD, DVD; các loại máy chiếu phim dương bản, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa phương tiện, máy tính….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thuận thành tỉnh bắc ninh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)