Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 33)

- Môi trường pháp lý: Môi trƣờng pháp lý bao gồm tính đồng bộ, khoa học của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dƣới luật gắn với việc chấp hành và thực thi pháp luật. Do vậy, việc xác lập khuôn khổ pháp luật đúng đắn cho các hoạt động kinh tế đƣợc xem là hoạt động tiên quyết bảo đảm cho thị trƣờng hoạt động có hiệu quả.

Nếu bộ khung pháp lý không thống nhất, dẫn đến sự khác biệt giữa các quy định đối với những loại hình ngân hàng khác nhau nhƣ trên địa bàn TP.HCM, điều này sẽ gây nên tình trạng các ngân hàng cạnh tranh nhau không lành mạnh, có sự chồng chéo giữa các nghiệp vụ. Bên cạnh đó, việc ban hành các chủ trƣơng chính sách không theo thông lệ quốc tế sẽ góp phần hạn chế sự phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các hình thức ngân hàng nƣớc ngoài, từ đó làm giảm tốc độ phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

- Môi trường kinh tế: Kinh tế phát triển sẽ tạo ra nhiều tích lũy và phát sinh nhu cầu đầu tƣ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thực hiện chức năng chu chuyển vốn giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời thiếu vốn. Mặt khác, phát triển kinh tế đồng nghĩa với việc phát triển các giao dịch thƣơng mại, đòi hỏi việc thanh toán

phải nhanh chóng, đơn giản và an toàn. Để thỏa mãn nhu cầu này, các công cụ thanh toán hiện đại sẽ đƣợc các ngân hàng nghiên cứu áp dụng. Điều đó có nghĩa là, tăng trƣởng kinh tế sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ tài chính khác nhau. Quy mô nền kinh tế càng lớn thì nhu cầu này càng lớn và càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các SPDV ngân hàng.

- Môi trường văn hóa xã hội: Môi trƣờng văn hóa xã hội đặc biệt là yếu tố tâm lý, thói quen có tác động đến hoạt động phát triển SPDV ngân hàng. Tâm lý, thói quen cá nhân thƣờng thay đổi chậm chạp so với sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ, nhƣng yếu tố này lại đóng vai trò quyết định việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ của từng khách hàng. Chẳng hạn, thói quen tiêu dùng tiền mặt khiến cho ngƣời tiêu dùng khó chấp nhận việc sử dụng các phƣơng tiện thanh toán hiện đại nhƣ thẻ ATM, séc, đơn giản vì khách hàng cho rằng tiền mặt tiện hơn trong thanh toán, hay thói quen không thích vay mƣợn cũng có tác động làm cho tốc độ phát hành thẻ tín dụng không cao bằng thẻ rút tiền mặt ATM, và một điều có thể thấy nữa là tâm lý ngại thay đổi đã trở thành rào cản khá lớn trong quá trình phát triển các sản phẩm mới của ngân hàng cũng nhƣ quá trình sử dụng dịch vụ mới của ngƣời tiêu dùng.

- Nhân tố cạnh tranh: Cạnh tranh ở lĩnh vực dịch vụ tài chính ngày càng gay gắt và trở lên khốc liệt hơn bao giờ hết khi NHTM và các đối thủ canh tranh mở rộng danh mục dịch vụ. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò nhƣ một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tƣơng lai. Sự cạnh tranh thể hiện trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng ngày một phong phú hơn với chất lƣợng phục vụ tốt hơn, chi phí rẻ hơn (cả về tiền bạc và thời gian)... và để chiến thắng trong cạnh tranh bắt buộc các ngân hàng thƣơng mại phải không ngừng đổi mới và phát triển. Đổi mới phong cách phục vụ, đổi mới trong quản lý, phát triển mạng lƣới sản phẩm, đƣa ra các dịch vụ ngân hàng mới, phát triển để thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của mình, nâng cao uy tín, thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 33)