Nhóm kiến nghị về đào tạo, nâng cao trình độ năng lực cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 97 - 103)

- Quá trình đào tạo cán bộ nhân viên phải gắn kết giữa kết quả đào tạo và cơ chế lƣơng, thƣởng hợp lý. Những trƣờng hợp cán bộ đƣợc đào tạo nhƣng không đạt yêu cầu có thể áp dụng cơ chế kéo dài thời gian nâng lƣơng so với quy định hoặc trừ lƣơng V2…

- Có chính sách tuyển dụng và chế độ đãi ngộ phù hợp để thu hút nhân tài, hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám”.

- Phát triển hơn nữa đội ngũ giảng viên kiêm chức, sự kết hợp giữa kiến thức chuyên sâu về chuyên môn và kinh nghiệm thực tế là rất hữu ích, và sẽ là những nhân tố tích cực trong việc giảng dạy cũng nhƣ truyền đạt kinh nghiệm cho các đồng nghiệp trong cùng hệ thống.

- Kết hợp đào tạo kiến thức với việc thực hành “cầm tay chỉ việc”, đầu mối phối hợp với các chi nhánh có thế mạnh về các mảng nghiệp vụ cần đào tạo để đƣa cán bộ ở các chi nhánh khác có nhu cầu đến thực tập.

- Các chƣơng trình đào tạo của Agribank nên gắn với việc triển khai các SPDV mới (phải cụ thể rõ ràng, có thực hành thử nghiệm ứng dụng ngay tại lớp học) có nhƣ thế học viên mới nắm rõ nghiệp vụ và phổ biến lại theo phƣơng pháp thực tiễn đó.

- Xây dựng và nâng cấp hệ thống E-Learning (đào tạo trực tuyến) để đơn giản hóa công tác tập huấn, giảm thiểu chi phí đào tạo hàng năm.

- Xem xét việc phối hợp với các đơn vị đào tạo, trƣờng đại học trong khu vực theo cơ chế "đặt hàng". Nguồn nhân lực đƣợc đào tạo theo yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng nhƣ các kỹ năng mềm khác, tiết kiệm đƣợc chi phí đào tạo lại.

- Mở các lớp học thiết thực ứng dụng vào thực tế về các kỹ năng bán và bán chéo sản phẩm, kỹ năng giữ chân khách hàng, chăm sóc khách hàng, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống vì đây là một trong những điểm yếu của Agribank so với một số NHTM khác. Làm đầu mối tổ chức các buổi thảo luận về phƣơng pháp tiếp cận khách hàng, nắm bắt tâm lý khách hàng giữa các chi nhánh với nhau, mời các chuyên gia về marketing, những ngƣời có nhiều kinh nghiệm thực tế để giảng dạy.

- Liên kết với các trƣờng đại học, các NHTM nƣớc ngoài đang hoạt động trong nƣớc hoặc ở nƣớc ngoài để tổ chức đƣa cán bộ lãnh đạo, cán bộ quy hoạch đi học tập thực tế về mô hình tổ chức, kinh nghiệm phát triển dịch vụ...

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các chi nhánh Agribank địa bàn TP.HCM ở chƣơng 2, đề tài đã đƣa ra những giải pháp cụ thể dành cho các chi nhánh Agribank địa bàn TP.HCM và kiến nghị lên Hội sở để phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các chi nhánh Agribank địa bàn TP.HCM. Giải pháp tập trung chủ yếu vào việc tập trung hoàn thiện các sản phẩm hiện có, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và phát triển các sản phẩm mới với các giải pháp hỗ trợ về công nghệ thông tin; giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ năng lực cán bộ và giải pháp về marketing.

Nhìn chung, các giải pháp không chỉ dừng lại ở việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM, mà còn hƣớng đến sự thống nhất và xây dựng một hệ thống Agribank vững mạnh, hiện đại, đồng thời giải quyết đƣợc nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Trải qua 25 năm xây dựng và trƣởng thành, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc lớn nhất Việt Nam có tổng tài sản trên 701.000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn đạt trên 634.00 tỷ đồng, tổng dƣ nợ nền kinh tế đạt trên 530.000 tỷ đồng, với hơn 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch, hơn 4 vạn cán bộ, là đối tác tin cậy của hàng triệu hộ sản xuất, hàng chục nghìn doanh nghiệp, đối tác trong và ngoài nƣớc. Khẳng định vai trò chủ lực đối với phát triển kinh tế đất nƣớc, đặc biệt là nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank luôn dành 70%/tổng dƣ nợ đầu tƣ cho lĩnh vực này.

Nhận thức vị trí quan trọng, tiềm năng to lớn của TP.HCM, trong nhiều năm qua, Agribank đã tập trung nguồn lực đầu tƣ và có đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM nói chung và khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM. Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn nhƣ sau:

Thứ nhất, tác giả đã xây dựng khung lý thuyết về cơ sở lý luận hợp lý phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn thông qua việc khái quát và hệ thống hóa một cách có chọn lọc những vấn đề cơ bản về sản phẩm dịch vụ ngân hàng và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các tiêu chí đánh giá sự phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên địa bàn TP.HCM và sự cần thiết phải phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Thứ hai, Trên cơ sở thực trạng các nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM, cùng với nguồn số liệu đầy đủ, phong phú, đa dạng, có độ tin cậy cao. Luận văn đi sâu phân tích một cách logic và chặt chẽ về thực trạng phát triển các nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại các chi nhánh Agribank Việt Nam trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2011 – 2013. Từ đó xác định đƣợc những hạn chế và nguyên nhân để có giải pháp thiết thực nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng của Agribank trên địa bàn TP.HCM.

Thứ ba, Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM đến năm 2020, định hƣớng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của Agribank trên địa bàn đô thị loại 1, cùng với thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ những hạn chế và nguyên nhân của nó, luận văn đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng của Agribank trên địa bàn TP.HCM.

Với những giải pháp đã nêu cần phải đƣợc áp dụng một cách đồng bộ sẽ góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ hiện có, tăng năng lực cạnh tranh của hệ thống Agribank trong xu thế cạnh trang ngày càng gay gắt để từng bƣớc ổn định và vƣơn ra thị trƣờng thế giới. Đồng thời góp phần giải quyết bài toán làm thế nào để Agribank trên địa bàn TP.HCM có thể thay đổi diện mạo trong lĩnh vực SPDV nhằm thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trƣờng thị phần của Agribank trong thị trƣờng SPDV ngân hàng tại TP.HCM./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

[1] David Cox 1997, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

[2] Philip Kotler 1997, Quản trị Marketing, NXB Thống kê, Hà Nội.

[3] Nguyễn Văn Dung, Nguyễn Văn Thi, Nguyễn Văn Trãi, Nguyễn Thiên Duy và Huỳnh Đinh Thái Linh 2012, Quản trị Marketing, NXB Lao động, Hà Nội.

[4] Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sáu và Trần Hoàng Mai 2009,

Marketing Ngân hàng, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.

[5] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2011, Báo cáo tổng kếtchuyên đề sản phẩm dịch vụ.

[6] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2012, Báo cáo tổng kếtchuyên đề sản phẩm dịch vụ.

[7] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2013, Báo cáo tổng kếtchuyên đề sản phẩm dịch vụ.

[8] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2013. Tài liệu hội nghị tập huấn sản phẩm dịch vụ Agribank.

[9] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2011, Mô tả sản phẩm dịch vụ Agribank.

[10] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2012, Mô tả sản phẩm dịch vụ Agribank.

[11] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2013, Mô tả sản phẩm dịch vụ Agribank.

[12] Peter Rose 2004, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội.

[13] Phan Thăng và Phan Đình Diễn 2000, Marketing căn bản, NXB Thống Kê, Hà Nội.

[14] Nguyễn Thị Minh Hiền, Nguyễn Thế Khải, Phạm Quốc Khánh và Nguyễn Thị Hoài Thu 1999, Marketing dịch vụ tài chính, NXB Thống Kê, Hà Nội.

[15] Văn phòng đại diện Khu vực miền nam Agribank Việt Nam 2011, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.

[16] Văn phòng đại diện Khu vực miền nam Agribank Việt Nam 2012, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.

[17] Văn phòng đại diện Khu vực miền nam Agribank Việt Nam 2013, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.

WEBSITE

[18] Agribank 2014, Sản phẩm khách hàng cá nhân, truy cập tại <

http://www.agribank.com.vn/51/854/khach-hang-ca-nhan.aspx>, [truy cập ngày 02/04/2014].

[19] Agribank 2014, Sản phẩm khách hàng doanh nghiệp, truy cập tại < http://www.agribank.com.vn/51/856/khach-hang-doanh-nghiep.aspx>, [truy cập ngày 02/04/2014].

[20] ACB 2014, Sản phẩm khách hàng cá nhân, truy cập tại <

http://www.acb.com.vn/khcn/khcn.htm>, [truy cập ngày 08/04/2014]. [21] ACB 2014, Sản phẩm khách hàng doanh nghiệp, truy cập tại <

http://www.acb.com.vn/khdn/khdn.htm>, [truy cập ngày 08/04/2014]. [22] Eximbank 2014, Sản phẩm khách hàng cá nhân, truy cập tại <

http://www.eximbank.com.vn/vn/cn_sanpham.aspx>, [truy cập ngày 10/04/2014].

[23] Eximbank 2014, Sản phẩm khách hàng doanh nghiệp, truy cập tại < http://www.eximbank.com.vn/vn/dn_sanpham.aspx>, [truy cập ngày 10/04/2014].

[24] Cục thống kê, Thông tin kinh tế xã hội TP.HCM, truycập tại

<http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/thongtinvasolieutho ngke>, [truy cập ngày 30/04/2014].

[25] Sacombank 2014, Sản phẩm khách hàng cá nhân, truy cập tại <

http://www.sacombank.com.vn/Pages/Ca-nhan.aspx>, [truy cập ngày 10/04/2014].

[26] Sacombank 2014, Sản phẩm khách hàng doanh nghiệp, truy cập tại < http://www.sacombank.com.vn/Pages/Doanh-nghiep.aspx>, [truy cập ngày 10/04/2014].

[27] Thƣ viện pháp luật, Hiệp định Thương mại dịch vụ - GATS, truy cập tại <http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Hiep-dinh-Chung- 203-WTO-VB-thuong-mai-Dich-vu-GATS-14944.aspx>, [truy cập ngày 20/04/2014].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)