- Chất lƣợng hệ thống công nghệ thông tin chƣa thực sự ổn định để đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn, nhất là việc phát triển các SPDV mới. Cụ thể: Trong thời gian đầu khi IPCAS II mới triển khai, hoàn thiện chuyển đổi, cần có thời gian hoạt động ổn định thì một số SPDV mới đã ra đời nhƣng phần mềm ứng dụng chƣa đáp ứng để tƣơng thích kịp thời dẫn đến chậm trễ trong triển khai SPDV mới nhƣ: Tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tự điều chỉnh theo lãi suất cơ bản… hay quá trình giao dịch còn xảy ra tình trạng nghẽn mạng, lỗi hoạt động.
- Chƣa có hệ thống đánh giá hiệu quả từng nhóm SPDV đang triển khai để hỗ trợ công tác quản lý nên hạn chế việc xây dựng và triển khai các kế hoạch chiến lƣợc.
Và bên cạnh những nguyên nhân từ phía Agribank thì còn có nguyên nhân từ phía các đối tác trong việc liên kết cung cấp SPDV như: Sản phẩm của ABIC chƣa đa dạng, phí bảo hiểm chƣa có tính cạnh tranh cao, thời gian giải quyết bồi thƣờng chậm; Chi phí phát hành thẻ liên kết sinh viên lớn, nhà trƣờng yêu cầu các chƣơng trình tài trợ, quy mô trƣờng không tƣơng xứng với thƣơng hiệu Agribank…
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 đã phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng phát triển SPDV của các CN Agribank trên địa bàn TP.HCM thông qua đánh giá tổng quát mức độ triển khai các SPDV tại TP.HCM mà Agribank đã ban hành và mức độ tiếp nhận SPDV của khách hàng. Trên cơ sở đó, rút ra các kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân hạn chế hoạt động phát triển SPDV của các CN Agribank trên địa bàn TP.HCM. Và chính những điểm hạn chế này đã và sẽ gây cản trở không ít cho sự phát triển SPDV của các CN Agribank trên địa bàn TP.HCM trong thời gian tới. Do đó, Agribank cần có các giải pháp khắc phục những mặt còn hạn chế, đồng thời phát huy những mặt tích cực nhằm góp phần nâng cao hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ của các CN Agribank trên địa bàn TP.HCM, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát huy hơn nữa vị thế của Agribank trên thị trƣờng TP.HCM nói riêng và cả nƣớc nói chung.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC CHI NHÁNH AGRIBANK ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ chiến lƣợc kinh doanh và phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2013-2017 và tầm nhìn 2022 của Agribank theo VB số 204/HĐQT-KHTH ngày 20/03/2013; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội TP.HCM và tình hình thực tiễn hiện nay. Mục tiêu và định hƣớng phát triển SPDV ngân hàng của các chi nhánh Agribank địa bàn TP.HCM là: