- Nghiên cứu cách giảm thời gian hạch toán ghi có vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ đối với các giao dịch thanh toán qua thẻ phát sinh trong thời gian nhanh nhất và cả ngày nghỉ, lễ. Việc hạch toán chậm trong các ngày này gây tổn thất cho ĐVCNT.
- Trung tâm Thẻ nên nghiên cứu hƣớng chuyển giao công nghệ dập thẻ cho chi nhánh hoặc phân theo khu vực để tăng tính linh hoạt, đáp ứng ngay đƣợc yêu
cầu của khách hàng (nếu có thể). Đây chính là bƣớc ngoặt tạo ra sự khác biệt so với các NHTM khác nhằm thu hút khách hàng nhiều hơn.
- Giao chỉ tiêu kế hoạch đối với từng nhóm dịch vụ nhƣ giao kế hoạch kinh doanh hàng quý, năm. Xem xét lại việc giao các chỉ tiêu kế hoạch tài chính theo hƣớng tăng thu từ dịch vụ ngoài tín dụng, tránh tình trạng chi nhánh chịu áp lực chỉ tiêu tài chính nên phải tăng trƣởng tín dụng nóng, cho vay thiếu hiệu quả nhƣ trong thời gian qua. Đồng thời phải có cơ chế khen thƣởng thích hợp đối với chi nhánh làm tốt.
- Cần có cơ chế phí dịch vụ và lãi suất linh hoạt hơn theo hƣớng cho chi nhánh chủ động áp dụng mức phù hợp với từng sản phẩm, đối tƣợng khách hàng và từng khu vực có mức độ cạnh tranh khác nhau nhƣng vẫn đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật và NHNN. Có sự phân đoạn khách hàng để áp dụng chính sách ƣu đãi về lãi suất, sử dụng các dịch vụ ngân hàng... nhƣ ƣu đãi lãi suất đối với khách hàng vay vốn có sử dụng thêm các dịch vụ khác, các khách hàng có số dƣ tiền gửi bình quân lớn...
- Xây dựng chính sách phí ƣu đãi riêng, có tính cạnh tranh cao cho các CN trên địa bàn TP.HCM khi phát triển đơn vị chấp nhận thẻ đồng thời có các cơ chế phù hợp để ngăn chặn việc cạnh tranh lẫn nhau giữa các CN trong cùng hệ thống.
- Nghiên cứu, làm gọn nhẹ quy trình, thủ tục gửi, rút vốn, nhất là gửi một nơi rút vốn nhiều nơi. Ứng dụng công nghệ tin học hiện đại trong công tác huy động vốn, tạo tiện ích cho khách hàng trong các dịch vụ ngân hàng khác.
- Địa bàn đô thị là nơi có sự cạnh tranh mọi mặt giữa các NHTM và các TCTD, từ lãi suất huy động đến chính sách ƣu đãi đối với khách hàng gửi tiền, vì vậy phải có sự nghiên cứu cụ thể về chi phí nguồn vốn để đƣa ra sản phẩm huy động và chính sách khách hàng phù hợp với thị hiếu của ngƣời dân thành thị, có số tiền nhàn rỗi lớn.
- Nghiên cứu việc đƣa vào hợp đồng tín dụng các nội dung: cam kết tỷ lệ thanh toán xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, tỷ lệ doanh thu
chuyển qua chi nhánh, sử dụng các dịch vụ tiện ích khác nhƣ thẻ, e-banking… nhằm tăng cƣờng bán chéo SPDV và cung ứng dịch vụ trọn gói cho khách hàng.
Đối tƣợng khách hàng vay vốn đầu tƣ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Khách hàng cá nhân vay đời sống phải có điều kiện trong hợp đồng tín dụng về thực hiện dịch vụ tiết kiệm gửi góp, chuyển tiền, thanh toán tiền điện, nƣớc, điện thoại, thẻ, mobile banking…
- Cần chuẩn hóa một số quy trình bằng quy định, hƣớng dẫn cụ thể nhƣ : quy trình chuyển lƣơng qua thẻ, quy trình lƣu trữ hồ sơ khách hàng; quy trình phát hành thẻ TD, thấu chi nên có quy định chi tiết trách nhiệm và phối hợp giữa các bộ phận liên quan đến công tác thẩm định, cho vay, đến rủi ro,… Có thể xem xét gộp quy trình, mẫu biểu về phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ thành một quy trình chung về nghiệp vụ thẻ để Chi nhánh dễ tham chiếu và thực hiện.
- Có chính sách tỷ giá theo sát thị trƣờng và có tính cạnh tranh cao theo từng thời điểm để thu hút khách hàng bán ngoại tệ cho Agribank.
- Có cơ chế ƣu tiên bán ngoại tệ kịp thời cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất có sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank và cho chi nhánh có doanh số bán ngoại tệ cao với mức tỷ giá ƣu đãi để khuyến khích.
- Xây dựng quy trình, quản lý, phát triển SPDV thống nhất, đồng bộ từ TSC đến CN, PGD; quy định chung thống nhất về nghiệp vụ nghiên cứu và phát triển SPDV trong toàn hệ thống từ khâu lựa chọn ý tƣởng, thiết kế sản phẩm, thử nghiệm, đƣa SPDV ra thị trƣờng… qua đó nâng cao tính chủ động, khuyến khích CN đề xuất và phát triển các SPDV mới.
- Phát huy tốt vai trò kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ: Quản lý bộ phận kiểm tra tại chi nhánh theo hƣớng tập trung tại TSC và VPĐD theo mô hình mới; Ban hành quy trình, phƣơng pháp kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với từng nhóm SPDV, từng nhóm nghiệp vụ; quy trình kiểm tra từ xa trên IPCAS… Sớm hoàn thiện và phát huy vai trò của phòng kiểm toán nội bộ tại khu vực miền Nam theo quy định.