EXIMBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
2.2.1. Dịch vụ huy động vốn
Nguồn vốn là chỉ tiêu có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do vậy Eximbank - HCM đã không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân nhằm thu hút và gia tăng lượng tiền gửi từ dân cư. Các sản phẩm huy động vốn của Eximbank - HCM tương đối đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu giao dịch của khách hàng và tiện ích của sản phẩm khá cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
Theo bảng 2.1 ta thấy hoạt động huy động vốn từ cá nhân của Eximbank - HCM tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, tỷ trọng của huy động vốn cá nhân so với tổng huy động vốn chiếm 46,58%, năm 2012 chiếm 50,63%, 2013 chiếm 52,47% và đến năm 2014 đạt tỷ trọng cao nhất, chiếm 54,65%. Tốc độ tăng trưởng của huy động vốn cá nhân luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của tổng huy động vốn. Điều này phù hợp với định hướng phát triển dịch vụ NHBL của chi nhánh.
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn cá nhân từ năm 2011 – 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Mức tăng/ giảm Tốc độ tăng trƣởng (%) Mức tăng/g iảm Tốc độ tăng trƣởng (%) Mức tăng/g iảm Tốc độ tăng trƣởng (%) Tổng huy động vốn 19.055 20.128 22.141 27.704 1.073 5,63 2.013 10 5.563 25,12 Huy động vốn cá nhân 8.877 10.191 11.618 15.141 1.314 14,8 1.427 14 3.523 30,32 Tỷ trọng HĐV cá nhân/Tổng HĐV (%) 46,58 50,63 52,47 54,65
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động kinh doanh của Eximbank -HCM)[15]
Năm 2011, Eximbank - HCM đã triển khai nhiều chương trình huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, không ngửng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ cùng với việc tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Do vậy, huy động vốn từ cá nhân trong năm 2011 đạt 8.877 tỷ đồng. Năm 2012, xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu nên Eximbank - HCM đã tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu của các phân khúc khách hàng cá nhân, cụ thể: cải tiến và gia tăng tiện ích sản phẩm truyền thống, triển khai các sản phẩm mới như: Tiết kiệm Online, Tiết kiệm gửi góp, Tiết
kiệm Phúc Bảo An…Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của năm 2012 tăng 14,8% so với năm 2011. Qua các năm thì giai đoạn năm 2012 - 2013 có tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp, do bối cảnh ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn, khách hàng có tâm lý ngại gửi tiền vào ngân hàng. Năm 2014 là năm có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao nhất đạt 30,32%, tăng 3.523 tỷ đồng so với năm 2013. Để đạt được điều này, Eximbank - HCM đã đẩy mạnh nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua việc cải thiện chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ và chính sách chăm sóc khách hàng, có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với những khách hàng VIP. Bên cạnh đó, Eximbank triển khai chương trình trao thưởng cho các cán bộ bán hàng cá nhân (RBO – Retail banking officer) và giao dịch viên (Teller) xuất sắc hàng tháng nên tạo động lực cho các nhân viên của Eximbank - HCM trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Nhờ đó, đến 31/12/2014, nguồn vốn huy động từ cá nhân đạt 15.141 tỷ đồng.
Bảng 2.2 Cơ cấu huy động vốn cá nhân theo kỳ hạn gửi từ 2011 - 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Tiền gửi không kỳ hạn 488 5,49 535 5,25 777 6,69 908 5,99
Tiền gửi có kỳ hạn 544 6,13 399 3,91 694 5,97 615 4,06
Tiền gửi tiết kiệm 7.845 88,38 9.257 90,84 10.147 87,34 13.618 89,95
Tổng 8.877 10.191 11.618 15.141
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động kinh doanh của Eximbank - HCM) [15]
Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Qua bảng 2.2 ta thấy tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, chiếm tỷ trọng 5,49% và đến năm 2014 chiếm tỷ trọng 5,99%. Đây là nguồn vốn rẻ mà ngân hàng cần khai thác nhưng vì nguồn vốn này không mang tính ổn định nên ngân hàng cần tính toán cho hợp lý.
Tiển gửi có kỳ hạn là nguồn huy động chiếm tỷ lệ thấp nhất qua các năm. Chỉ có năm 2011, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi không kỳ hạn,
chiếm 6,13% trên tổng huy động vốn cá nhân, năm 2012, chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,91% và đến năm 2014, đạt tỷ trọng 4,06%.
Tiền gửi tiết kiệm luôn tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động từ cá nhân, năm 2011 chiếm 88,38%, năm 2012 chiếm tỷ lệ cao nhất 90,84%, năm 2013 chiếm tỷ lệ thấp nhất 87,34% và năm 2014 chiếm 89,95%. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất được ngân hàng tài trợ cho hoạt động tín dụng, cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn hợp lý, hiệu quả và chú trọng tăng trưởng nguồn vốn trung và dài hạn. Trong các năm, Eximbank - HCM đã triển khai nhiều gói sản phẩm tiết kiệm lãi suất cạnh tranh, tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng, như: Tiết kiệm Trường Phát Lộc, Tiết kiệm Phúc Bảo An, Tiết kiệm Lộc Trường An...
Bảng 2.3 So sánh lãi suất huy động của Eximbank và các NHTM khác
Đơn vị tính: %
Kỳ hạn Eximbank VCB ACB Sacombank VP Bank SCB
1 tháng 4,5 4 4,4 4,4 5,2 5
2 tháng 4,6 4,5 4,4 4,5 5,2 5,5
3 tháng 4,8 4,9 4,5 4,7 5,3 5,5
6 tháng 5,5 5,3 5,1 5,3 5,9 6,6
12 tháng 6,1 6 5,7 5,7 6,8 7,05
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phòng Hỗ trợ bán hàng của Eximbank) [13] Công tác huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức kinh tế của Eximbank – HCM gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh từ các ngân hàng bạn trên cùng địa bàn:
- Đối với nhóm ngân hàng quốc doanh và ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ít gặp phải sự cạnh tranh về lãi suất nhưng bị cạnh tranh về thương hiệu và uy tín trên thị trường.
- Nhóm các ngân hàng TMCP lớn như Sacombank, ACB, Techcombank… thì sự cạnh tranh về lãi suất khá khốc liệt. Chi nhánh phải so kè và linh hoạt trong
chính sách giá cũng như chính sách chăm sóc khách hàng để thu hút nguồn vốn huy động.
- Những ngân hàng ở mức thấp hơn như VP bank, SCB, HD bank, Bản Việt…chi nhánh không cạnh tranh về lãi suất vì các ngân hàng này thường đưa ra mức lãi suất cao hơn, mà chi nhánh sẽ thuyết phục khách hàng bằng giá trị và thương hiệu của ngân hàng để lôi kéo khách hàng.
2.2.2. Dịch vụ tín dụng bán lẻ
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của Eximbank - HCM và đóng góp lớn trong tổng thu nhập của chi nhánh. Dịch vụ cho vay cá nhân của chi nhánh khá đa dạng và đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, do công nghệ và kênh bán hàng chưa rộng rãi, chưa định hướng được phân khúc chủ đạo, chất lượng của nhân viên còn thua kém nên dư nợ tín dụng cá nhân chiếm tỷ lệ chưa cao. Bảng 2.4 Dƣ nợ tín dụng cá nhân từ năm 2011 – 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Mức tăng/ giảm Tốc độ tăng trƣởng (%) Mức tăng/ giảm Tốc độ tăng trƣởng (%) Mức tăng/ giảm Tốc độ tăng trƣởng (%) Tổng dƣ nợ 16.588 17.678 23.122 22.636 1.090 6,57 5.444 30,79 -486 -2,1 Tín dụng cá nhân 3.242 5.214 7.124 5.483 1.972 60,82 1.910 36,63 -1.641 -23,03 Tín dụng cá nhân /Tổng dƣ nợ (%) 19,54 29,49 30,81 24,22
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động kinh doanh Eximbank - HCM) [15]
Qua số liệu của các năm, dư nợ tín dụng cá nhân vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ của chi nhánh. Năm 2011, dư nợ tín dụng cá nhân chiếm 19,54%, năm 2013 tỷ lệ này tăng lên 30,81% và đến năm 2014 giảm xuống 24,22%. Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân tuy còn thấp trong tổng dư nợ của chi nhánh nhưng tỷ trọng đó
đang được tăng dần qua các năm. Với định hướng phát triển dịch vụ NHBL, Eximbank - HCM tăng cường tập trung khai thác nhằm vào đối tượng khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các loại hình cấp tín dụng đa dạng.
Năm 2011, dư nợ tín dụng cá nhân của Eximbank - HCM đạt 3.242 tỷ đồng. Năm 2012, dư nợ tín dụng cá nhân đạt 5.214 tỷ đồng, tăng 60,82% so với năm 2011. Đây là kết quả rất khả quan, trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu cá nhân, nhưng Eximbank HCM đã triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi để tăng trưởng dư nợ và thu hút được nhiều khách hàng cá nhân vay mới. Năm 2013, dư nợ tín dụng cá nhân tiếp tục tăng, dư nợ đạt 7.124 tỷ đồng, tăng 36,63% so với năm 2012. Trong năm 2013, vì nền kinh tế còn chưa hồi phục, hoạt động tín dụng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, Eximbank CN TP.HCM tập trung tăng trưởng tín dụng cá nhân, thông qua việc xây dựng đội ngũ cán bộ bán hàng chuyên nghiệp, giao chỉ tiêu và khen thưởng cho các cán bộ bán hàng xuất sắc để tăng động lực cho đội ngũ bán hàng, triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, giảm lãi suất cho vay góp phần chia sẻ khó khăn với khách hàng.
Năm 2014, với chính sách thận trọng, chi nhánh tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân có thu nhập ổn định, cải tiến sản phẩm dịch vụ phù hợp với thị trường. Eximbank - HCM đã đẩy mạnh cho vay vào nhóm sản phẩm chính yếu và ổn định như cho vay mua nhà, vay mua phương tiện vận tải, sản xuất kinh doanh…Bên cạnh đó, trong năm 2014, nhiều khách hàng thanh toán nợ vay với số tiền lớn, chi nhánh lại gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác về lãi suất, chính sách vay, chương trình vay, sản phẩm vay…. Do vậy, đến 31/12/2014, dư nợ tín dụng cá nhân đạt 5.483 tỷ đồng, giảm 23,03% so với năm 2013.
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng từng loại sản phẩm cho vay cá nhân năm 2014
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động kinh doanh của Eximbank -HCM)[15]
Theo biểu đồ 2.3, dư nợ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cá nhân do cá nhân kinh doanh và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn lớn và dư nợ của các khoản vay lớn nên cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng 36% trên tổng dư nợ cá nhân. Trong thời gian gần đây nhu cầu về nhà ở của người dân tăng cao nên hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở phát triển mạnh. Nhờ đó, trong năm 2014, tỷ trọng của sản phẩm cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở chiếm 30% trên tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Bên cạnh đó, lĩnh vực cho vay mua phương tiện vận tải cũng đang được Eximbank - HCM đẩy mạnh khai thác, sản phẩm này chiếm 12% trên tổng dư nợ cá nhân năm 2014 và sẽ gia tăng hơn nữa trong năm 2015. Nắm bắt được nhu cầu mua ô tô của người dân trong những năm gần đây ngày càng tăng, Eximbank HCM đã triển khai sản phẩm cho vay mua xe ô tô với lãi suất 9%/năm. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng liên kết với các cửa hàng bán xe giới thiệu khách hàng đến vay tại ngân hàng để hưởng hoa hồng môi giới. Nhờ đó, dư nợ từ cho vay mua phương tiện vận tải tăng dần qua các năm. Hoạt động cho vay tín chấp đối với cán bộ nhân viên và cho vay tiêu dùng sinh hoạt là những hoạt động có số lượng khách hàng lớn nhưng dư nợ đối với những khoản vay nhỏ nên so
Theo báo cáo của Phòng Tín dụng cá nhân Eximbank – HCM, đến 31/21/2014, nhóm nợ quá hạn có 68 khách hàng, dư nợ 91,96 tỷ đồng và nhóm nợ xấu có 28 khách hàng, dư nợ 23,22 tỷ đồng. Nhóm nợ quá hạn và nợ xấu này chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là công nhân viên chức, doanh nhân, CBNV của Eximbank, mục đích vay mua bất động sản, mua xe ô tô, sửa chữa nhà, kinh doanh, tiêu dùng …Số dư nợ quá hạn và nợ xấu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cá nhân do các hồ sơ vay vốn của khách hàng đều được chi nhánh thẩm định đúng theo quy trình, quy định cho vay của Eximbank, đa số các khoản vay đều có tài sản đảm bảo.
Hiện nay các ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân, vì vậy mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra rất gay gắt. Các ngân hàng ACB, Sacombank, MB, BIDV, VCB đã đưa ra nhiều chương trình cho vay cá nhân với lãi suất thấp, phí hoa hồng cao, rất cạnh tranh với chương trình cho vay của Eximbank. Điều này gây nhiều khó khăn trong công tác duy trì và tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân của chi nhánh do khách hàng yêu cầu giảm lãi suất về gần với mặt bằng lãi suất mà các ngân hàng khác đang áp dụng. (Tham khảo Bảng so sánh lãi suất cho vay của Eximbank so với các ngân hàng khác trong Phụ lục 1)
2.2.3. Dịch vụ thanh toán
Dịch vụ thanh toán bao gồm thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế. Đây là dịch vụ mang đóng góp nhiều vào thu nhập của chi nhánh, chiếm tỷ trọng trên 34% trong tổng nguồn thu từ phí dịch vụ ngân hàng.
Bảng 2.5 Thu nhập từ hoạt động thanh toán từ 2012 – 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Thu nhập Tốc độ tăng trƣởng 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Thu nhập từ dịch vụ thanh toán 40.55 45.36 46.87 11.86% 3.33% Tổng thu nhập từ dịch vụ ngân hàng 113.03 123.67 136.57 9.41% 10.43% Tỷ trọng 35.88% 36.68% 34.32%
Dịch vụ thanh toán trong nước:
Hiện nay, Eximbank đã tham gia vào tất cả các kênh thanh toán do NHNN tổ chức như: thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN…Khách hàng có thể chuyển tiền nhanh liên ngân hàng qua số tài khoản hoặc số thẻ. Bên cạnh đó, khách hàng có thể sử dụng Internet Banking hoặc Mobile Banking để chuyển tiền mà không cần phải đến ngân hàng. So với dịch vụ thanh toán quốc tế thì dịch vụ chuyển tiền trong nước có nguồn thu nhập chưa cao. Thu nhập từ dịch vụ thanh toán trong nước năm 2012 là 1,32 tỷ đồng, năm 2013 là 1,67 tỷ đồng và 1,94 tỷ đồng. Thu nhập này tăng dần qua các năm, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong thu nhập từ dịch vụ thanh toán của chi nhánh.
Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài
Thế mạnh của Eximbank là ngân hàng có mối quan hệ lâu năm với các ngân hàng trên thế giới và có nguồn ngoại tệ dồi dào, vì vậy, dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài thực hiện tại Eximbank rất đơn giản và nhanh chóng. Eximbank cung cấp các dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài cho cá nhân như: chuyển tiền du học, chuyển tiền định cư, thừa kế, trợ cấp cho thân nhân hoặc thanh toán chi phí khám chữa bệnh…Là thành viên của Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Eximbank luôn đáp ứng nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài của khách hàng cách an toàn, nhanh chóng, chính xác, mức phí cạnh tranh nhất với tiện ích nổi bật nhất. Bên cạnh đó, Eximbank kết hợp với MoneyGram mang đến cho khách hàng dịch vụ chuyển tiền nhanh trong vòng 10 phút đi 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Bảng 2.6: So sánh phí chuyển tiền du học của các NHTM
Ngân hàng Mức phí Tối thiểu Tối đa
Eximbank 0,15% 5USD 150USD
Vietinbank 0,18% 5USD Không quy định
ACB 0,2% 7USD Không quy định
ANZ 0,2% 20USD + phí ngân hàng khác
Trong các dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài thì dịch vụ chuyển tiền du học