5. Phương pháp nghiên cứu
1.3.2. Bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Từ những phương thức triển khai về phát triển dịch vụ ngân hàng của những ngân hàng ở một số quốc gia nêu trên, chúng ta có thể khái quát và rút ra một số bài học kinh nghiệm tham khảo đối với các NHTM Việt Nam như sau:
Một là, xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý đối với dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ ngân hàng điện tử.
Hai là, tạo lập cơ sở vật chất cần thiết cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng, nhất là các công cụ, phương tiện gắn liền và dựa trên nền tảng công nghệ thông tin.
Ba là, phát triển và nâng cao năng lực quản trị điều hành và tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên ngân hàng.
Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, kết nối giữa hiện đại hóa dịch vụ truyền thống với dịch vụ hiện đại.
Năm là, chú trọng đúng mức và phát triển hợp lý mạng lưới. Mở rộng mạng lưới hợp lý vừa là cơ sở vừa là điều kiện cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng.
Sáu là, có chính sách khách hàng đúng đắn. Trong đó, cần chú trọng xây dựng, phát triển thông tin khách hàng để mở rộng khách hàng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng an toàn, hiệu quả. Chú trọng đối với nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng và chuyên biệt của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển.
Bảy là, chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá những tiện ích của dịch vụ ngân hàng trong công chúng. Muốn mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng nhất thiết phải làm cho công chúng, hiểu rõ những tiện ích, an toàn do sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
Tám là, xây dựng phương thức giá cả hợp lý. Giá cả của dịch vụ phi tín dụng là các biểu phí cung cấp dịch vụ và tỷ giá. Các ngân hàng cần cung cấp mức phí và tỷ giá hợp lý, cạnh tranh.
Kết luận chương 1:
dịch vụ ngân hàng, dịch vụ phi tín dụng của các NHTM, kinh nghiệm phát triển dịch vụ
phi tín dụng của một số NHTM trên thế giới và bài học cho các NHTM Việt Nam.
Trong phần tổng quan về dịch vụ ngân hàng, luận án đã đề cập đến khái niệm về dịch vụ ngân hàng, đặc điểm của sản phẩm dịch vụ ngân hàng và phân loại dịch vụ ngân hàng theo tính chất nguồn thu. Phần tổng quan về dịch vụ phi tín dụng của luận án trình bày khái niệm dịch vụ phi tín dụng, phát triển dịch vụ phi tín dụng (phát triển về mặt quy mô và chất lượng dịch vụ) và các rủi ro trong kinh doanh dịch vụ phi tín dụng của các NHTM Việt Nam. Đặc biệt, trong phần phát triển dịch vụ phi tín dụng tác giả đề cập các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng và sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng mang tính ứng dụng cao nhằm xây dựng khung lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu
định lượng trong chương 2. Bên cạnh đó, luận án còn nêu lên một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng trên thế giới qua đó rút ra 8 bài học chủ
yếu có giá trị tham khảo đối với các NHTM Việt Nam. Những lý luận nêu trên hình thành cơ sở lý luận nhằm định hướng cho việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG