Nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 120 - 122)

6. Kết cấu của luận án

3.2. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤPHI TÍN DỤNG TẠI CÁC

3.2.3.1. Nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh

Năng lực tài chính của NHTM thể hiện qua: Quy mơ vốn tự có, hệ số an tồn vốn, khả năng sinh lời, khả năng kiểm soát rủi ro, khả năng kiểm sốt và xử lý nợ xấu… Khi có năng lực tài chính tốt, ngân hàng sẽ có đủ khả năng đối phó với các rủi ro trong hoạt động

kinh doanh của mình đồng thời vẫn đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng, do đó tạo được niềm tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ hi tín dụng giải pháp như:

Tăng vốn tự có: Tăng cường tiềm lực tài chính của các ngân hàng trên địa bàn bằng

cách tiến hành hợp nhất, sáp nhập hoặc tăng vốn thông qua việc cổ phần hóa, phát hành thêm cổ phần đối với các ngân hàng kinh doanh có hiệu quả nhưng có quy mơ nhỏ; tăng vốn tự có của các ngân hàng; khai thác tối đa nguồn vốn trong dân và phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt gắn với việc nâng cao tiện ích của từng dịch vụ ngân hàng cho

khách hàng. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các NHTM nhà nước. Lành mạnh hóa tình hình tài chính của các ngân hàng bằng cách tiến hành đánh giá, phân loại các NHTM để có biện pháp xử lý phù hợp, triệt để; thực hiện giải thể, phá sản đối với các NHTM kinh doanh khơng có hiệu quả, thua lỗ kéo dài.

Nâng cao khả năng sinh lời: Năng lực tài chính khơng chỉ thể hiện ở quy mơ vốn tự

có, tỷ lệ an tồn vốn mà còn phần nào thể hiện khả năng sinh lời thông qua các chỉ số: Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu; Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản. Để nâng cao khả năng sinh lời, về cơ bản cần tập trung tăng doanh thu, giảm chi phí, cụ thể các NHTM Việt Nam cần phải:

Tăng doanh thu: Phát triển dịch vụ tín dụng đi đơi với phát triển dịch vụ phi tín dụng

biện pháp hữu hiệu để tăng doanh thu trong điều kiện hiện nay. Tùy vào thực tế, mỗi NHTM cần có những biện pháp cụ thể và đồng bộ để tăng cường cơng tác quản trị rủi ro tín dụng,

nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra sau cho vay nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu.

Giảm chi phí: Để gia tăng lợi nhuận, bên cạnh nỗ lực tăng doanh thu thì nỗ lực giảm

chi phí là một khâu quan trọng. Do đó cần phải có biện pháp kiểm sốt chặt chẽ chi phí. Xây dựng tiêu chí cụ thể cho việc ghi nhận những chi phí hợp lý phát sinh. Cần có phương án phân bổ chi phí cụ thể cho từng nghiệp vụ, từng bộ phận để theo dõi đánh giá kết quả hoạt động, qua đó tìm biện pháp giảm thiểu chi phí hoặc loại bỏ những chi phí khơng mang lại giá trị gia tăng. Nâng cao ý thức tiết kiệm, chống lãng phí của tồn thể cán bộ cơng nhân viên. Nghiên cứu xây dựng định mức chi phí gắn với kết quả kinh doanh cho từng bộ phận, từng loại nghiệp vụ.

Gia tăng nguồn vốn huy động với lãi suất thấp sẽ làm giảm đáng kể chi phí hoạt động của ngân hàng. Các NHTM Việt Nam cần quan tâm đến việc tìm kiếm và gia tăng những

nguồn vốn rẻ bằng cách phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, kết nối thanh toán với khách hàng, phát triển dịch vụ thu chi hộ, đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ, dịch vụ Mobilebanking, dịch vụ trả lương qua tài khoản,.. qua đó tăng số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng nhằm tận dụng nguồn vốn giá rẻ đó cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

vụ qua đó giúp ngân hàng gia tăng khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận.

Xử lý nợ tồn đọng: Chủ động, tích cực trong cơng tác xử lý nợ tồn đọng nhằm cải thiện chất lượng tài sản có. Các NHTM cần tích cực quan tâm hơn nữa đến công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro để tăng thu nhập. Có thể xử lý nợ tồn đọng bằng các biện pháp: Thanh lý tài sản đối với những món nợ có tài sản đảm bảo; bán nợ cho cơng ty mua bán nợ, xóa nợ bằng nguồn từ quỹ dự phòng rủi ro; chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp để kinh

doanh; giãn nợ…

Xây dựng hệ thống phòng ngừa và cảnh báo rủi ro: Bên cạnh áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào quản trị rủi ro một cách triệt để, đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải xây

dựng cho mình một hệ thống giám sát, phịng ngừa và cảnh báo rủi ro. Để thực hiện điều này thì các NHTM Việt Nam phải có các điều kiện: Công nghệ hiện đại để quản lý dữ liệu tập trung; đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, các nhà quản trị ngân hàng giỏi…

Trong điều kiện hiện nay, để nâng cao năng lực tài chính, các NHTM Việt Nam cần giải quyết trước mắt 3 vấn đề chính là tăng vốn tự có, tăng khả năng sinh lời và xử lý nợ tồn

đọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)