Rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 45)

6. Kết cấu của luận án

1.2. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤPHI TÍN DỤNG

1.2.3.1. Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn

để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.

Rủi ro thanh khoản là rủi ro ngân hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện những Chất lượng kỹ thuật

Chất lượng chức năng

nghĩa vụ cho các cơng nợ tài chính. Rủi ro thanh khoản phát sinh khi ngân hàng có thể khơng đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi những công nợ này đến hạn ở những thời

điểm bình thường hoặc khó khăn. Để giảm thiểu rủi ro thanh khoản, ngân hàng phải huy

động từ nhiều nguồn đa dạng khác ngoài nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. đồng thời ngân

hàng cần có chính sách quản lý tài sản có tính thanh khoản linh hoạt, theo dõi dịng tiền tương lai và tính thanh khoản hàng ngày. Ngân hàng cũng cần đánh giá dòng tiền dự kiến và khả năng sẵn có của tài sản đảm bảo hiện tại trong trường hợp cần huy động thêm nguồn

vốn.

Trạng thái thanh khoản ròng (NPL: Net Liquidity Position) của một ngân hàng bằng Tổng cung thanh khoản trừ Tổng cầu thanh khoản.

Tổng cung thanh toán gồm tiền gửi của khách hàng, doanh thu từ các hoạt động bán dịch vụ phi tiền gửi, thanh toán nợ của khách hàng, bán tài sản, vay từ thị trường tiền tệ.

Tổng cầu thanh toán gồm khách hàng rút tiền từ tài khoản; yêu cầu vay vốn từ những khách hàng chất lượng tín dụng cao; thanh tốn các khoản vay phi tiền gửi, chi phí bằng tiền và thuế xuất hiện trong quá trình cung cấp dịch vụ; thanh toán cổ tức bằng tiền.

NLP < 0: cầu thanh khoản của ngân hàng vượt quá cung thanh khoản, nhà quản lí phải đối phó với tình trạng thâm hụt thanh khoản và phải quyết định xem vốn thanh khoản bổ sung sẽ đwocj huy động ở đâu vào lúc nào.

NLP > 0: tổng cung thanh khoản vượt quá tổng cầu thanh khoản, tình trạng thặng dư thanh khoản. à nhà quản lí phải xem xét việc đầu tư có hiệu quả các khoản thặng dư vốn

thanh khoản này cho tới khi chúng cần được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)