THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 55)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT

2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NAM

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2011, hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm 1 Ngân hàng Phát triển, 1 Ngân hàng Chính sách Xã hội, 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước kể cả 3 ngân hàng thương mại Nhà nước đã được cổ phần hóa có cổ phần chi phối của Nhà nước, 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh. Như vậy, tổng số các NHTM Việt Nam hiện nay là 40 ngân hàng.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng mở rộng về quy mô, đa dạng về tính chất và đa dạng về loại hình sở hữu.

Bảng 2.1: Số lượng ngân hàng thương mại giai đoạn 1991 - 2011

Loại hình ngân hàng 1991 1995 1999 2005 2010 2011

NHTM quốc doanh 4 4 5 5 5 5(*)

NHTMCP 4 48 48 37 37 35

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 0 18 26 29 48 50 Ngân hàng liên doanh 1 4 4 5 5 4 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 0 0 0 0 5 5

(*) Vietcombank, Vietinbank và BIDV được tính là NHTM quốc doanh

Tuy nhiên, Việt Nam có quá nhiều ngân hàng so với GDP nền kinh tế. Việc có quá nhiều ngân hàng đã tạo ra thách thức rất lớn về nguồn lực cũng như quản lý rủi ro. Sự cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện cùng với các yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam thể hiện qua các điểm: Thứ nhất, mức dư nợ quá cao so với cung bậc hiện tại của nền kinh tếđi kèm với vấn đề nợ xấu; Thứ hai, khó khăn về thanh khoản thể hiện qua cuộc chạy

đua lãi suất trong thời gian qua; Thứ ba, các vấn đề yếu kém về quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro, hoạt động kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)