6. Kết cấu của luận án
3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤPHI TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN NĂM 2020
Việt Nam đang được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng trên thế
giới về nhu cầu dịch vụ tài chính ngân hàng. Năm 2011 cũng sẽ mở ra sân chơi lành mạnh cho các ngân hàng khi Việt Nam tháo dỡ mọi rào cản cho các ngân hàng thương mại nước ngoài theo cam kết khi gia nhập WTO. Các ngân hàng nước ngoài sẽ được phát triển tự do hơn do đó các NHTM Việt Nam cần có chính sách khơng ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ của mình để cùng cạnh tranh trên thị trường mở.
Trong bối cảnh NHNN đang yêu cầu các NHTM khống chế tăng trưởng tín dụng, các NHTM Việt Nam đang tìm cho mình hướng đi riêng để phát triển dịch vụ phi tín dụng.
Việc phát triển các mảng dịch vụ phi tín dụng nhằm thu về cho các ngân hàng nguồn lợi nhuận ít rủi ro đang là chính sách được nhiều NHTM Việt Nam lựa chọn. Tuy nhiên đây không phải là kênh gia tăng lợi nhuận dễ dàng cho các nhà băng trong bối cảnh hiện nay. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM Việt Nam có thể triển khai theo các chiến lược sau đây:
3.1.1. Năng động, sáng tạo trong tiếp cận các dịch vụ phi tín dụng phù hợp với khả
năng của từng ngân hàng
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, các ngân hàng cần chú trọng hơn nữa để tạo nên sự sáng tạo, năng động trong phát triển dịch vụ phi tín dụng. Tuy nhiên, tùy theo khả năng của từng ngân hàng phải biết lựa chọn, có trọng tâm.
Đối với hoạt động huy động vốn, huy động tối đa các nguồn vốn trong nước và
nguồn vốn quốc tế để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế bằng cách đa dạng hóa các phương thức và hình thức huy động vốn bằng VNĐ lẫn ngoại tệ theo hướng tăng nguồn
trực tuyến, đồng thời đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng các cơng cụ thanh
tốn mới theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
Đối với dịch vụ ngoại hối và nghiệp vụ đầu tư trên thị trường tài chính, tập trung các
nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để đáp ứng và kiểm soát tốt nhất các nhu cầu chi tiêu ngoại tệ hợp lý của các doanh nghiệp và cá nhân, đồng thời giảm bớt tình trạng đơ la hóa. Triển khai các sản phẩm phái sinh ngoại tệ: mua bán có kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ và hợp đồng quyền chọn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng ngoại tệ của khách hàng, nâng
cao khả năng phòng ngừa rủi ro tỷ giá và khuyến khích thị trường ngoại tệ phát triển, thúc
đẩy xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn kiều hối chuyển về, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
Đối với các dịch vụ khác như kinh doanh bảo hiểm, môi giới, bảo lãnh phát hành,
quản lý tiền mặt, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính và đầu tư, lưu ký; bảo quản tài sản; dịch vụ quản lý tài sản theo ủy quyền của khách hàng; kinh doanh vàng… phải trở
thành dịch vụ bổ trợ quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, mở
rộng cơ sở khách hàng và khai thác tối đa cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng. Phát triển các dịch vụ ngân hàng gắn kết với các dịch vụ tài chính phi ngân hàng; hình thành nên hệ thống dịch vụ ngân hàng trọn gói, đa dạng đáp ứng nhu cầu xã hội về dịch vụ tài chính để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiết kiệm và đầu tư có hiệu quả các tài sản tiết kiệm trên cơ sở mở rộng quyền tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng và cơ hội kinh doanh.
3.1.2. Phát triển công nghệ, tập trung vào những mục tiêu chính yếu của một ngân hàng hiện đại dễ dàng cạnh tranh và hội nhập hàng hiện đại dễ dàng cạnh tranh và hội nhập
Nhanh chóng tiếp cận những phương thức quản trị, điều hành hiện đại. Mạnh dạn,
coi trọng, tập trung nghiên cứu việc mở rộng những dịch vụ ngân hàng còn mới mẽ, nhưng
đầy tiềm năng. Các ngân hàng cần có sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng trong việc mở
rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại mà có thể liên kết với nhau để cạnh tranh hiệu quả,
cùng phát triển. Có rất nhiều dịch vụ cịn khá mới mẽ như dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, dự báo thông tin, dịch vụ tư vấn, bảo lãnh chứng khoán, kinh doanh hối đoái nhân danh một khách hàng… Đây là các dịch vụ mà các ngân hàng nước ngoài sẽ khai thác triệt khi đổ bộ vào
3.1.3. Chú trọng vào phát triển các dịch vụ tài chính phi ngân hàng
Đây là dịch vụ bổ trợ quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng như
dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh và môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành, quản lý tiền mặt và danh mục đầu tư, tư vấn tài chính…
3.1.4. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực
Coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ nguồn nhân lực của ngành ngân hàng. Liên kết với các cơ sở đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao để tìm ra các mơ hình đào tạo tích cực chủ động, gắn liền với thực tiễn năng động. Các ngân hàng luôn chú trọng thường xuyên, nghiêm túc việc đào tạo mới và đào tạo lại nguồn lực cho ngành ngân
hàng. Hỗ trợ, phối hợp với các cơ sở đào tạo để đào tạo sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường theo nhu cầu của các ngân hàng.