Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước mới như thế nào?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 27 - 31)

III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM

2. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước mới như thế nào?

nước mới như thế nào?

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Nguyễn Tất Thành nhận thấy ở đâu chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo, ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng là giai cấp bị áp bức, bóc lột nặng nề và các dân tộc thuộc địa đều có kẻ thù chung là bọn thực dân, đế quốc.

Thời điểm Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước là lúc phong trào công nhân và cộng sản quốc tế đã phát triển ở khắp các nước tư bản. Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Tất Thành đã tích cực tham

văn hóa nô dịch tiếp tục được thực thi nhằm hỗ trợ cho công cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp.

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai được xúc tiến mạnh mẽ hơn so với lần trước, làm cho tính chất thuộc địa nửa phong kiến của xã hội Việt Nam ngày càng đậm nét. Sự phân hóa của các giai cấp, tầng lớp ngày càng sâu sắc.

Giai cấp địa chủ giàu thêm và càng câu kết chặt chẽ với chủ nghĩa đế quốc. Trong cả nước, giai cấp địa chủ chiếm khoảng 9% tổng số chủ ruộng nhưng lại sở hữu trên 50% diện tích canh tác. Có đến 1/2 hoặc 2/3 số hộ ở nông thôn không có hoặc có rất ít ruộng đất1. Dựa vào việc sở hữu ruộng đất, địa chủ cho nông dân thuê để bóc lột địa tô.

Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng. Có đến 50% số hộ nông dân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, 60%-70% số hộ ở Nam Kỳ không còn ruộng đất. Một bộ phận nông dân rời quê hương đến các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền xin làm công. Họ tiếp tục bị bọn chủ người Pháp và một số chủ người Việt bóc lột không thương tiếc. Nông dân Việt Nam còn phải oằn mình gánh các thứ sưu cao thuế nặng của chính quyền thực dân. Thuế thân trước năm 1919 phải đóng 0,5 đồng/người, từ năm 1919 tăng lên 2,5 đồng/người. Năm 1923, sau cơn lũ tàn phá mùa màng, thực dân Pháp còn tăng thuế ruộng thêm 30%2.

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần này, tư sản Việt Nam đã phát triển thành giai cấp. Tuy vậy, tiềm 1, 2. Xem Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam: Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.2, tr.171, 180.

lực của họ vẫn rất yếu ớt, tổng số vốn chỉ bằng 5% của tư sản Pháp.

Tầng lớp tiểu tư sản ở các đô thị tăng nhanh về số lượng. Họ cũng là tầng lớp sớm tiếp thu các luồng tư tưởng yêu nước từ bên ngoài truyền đến Việt Nam lúc bấy giờ.

Giai cấp công nhân Việt Nam trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, cả nước có khoảng 10 vạn công nhân, đến năm 1929 đã có hơn 22 vạn.

Tóm lại, cuộc khai thác thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất của thực dân Pháp đã khiến xã hội Việt Nam ngày càng phân hóa sâu sắc. Mâu thuẫn cơ bản bao trùm xã hội Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc giữa toàn thể Nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược, cùng với đó là mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân với bọn địa chủ phong kiến.

2. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước mới như thế nào? nước mới như thế nào?

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Nguyễn Tất Thành nhận thấy ở đâu chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo, ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng là giai cấp bị áp bức, bóc lột nặng nề và các dân tộc thuộc địa đều có kẻ thù chung là bọn thực dân, đế quốc.

Thời điểm Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước là lúc phong trào công nhân và cộng sản quốc tế đã phát triển ở khắp các nước tư bản. Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Tất Thành đã tích cực tham

gia phong trào công nhân các nước. Khi ở Anh (1913- 1916), Nguyễn Tất Thành ra sức hoạt động trong phong trào công nhân và bắt đầu học tập lý luận cách mạng. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và tiếp tục hoạt động trong phong trào công nhân, Đảng Xã hội Pháp và lập ra Hội Những người Việt Nam yêu nước.

Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành đã đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc) tận dụng mọi diễn đàn để hướng sự chú ý của dư luận Pháp về vấn đề Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc cũng viết báo để lên án tội ác của thực dân Pháp với các thuộc địa. Trong quá trình hoạt động không biết mệt mỏi đó, Nguyễn Ái Quốc đã dần tiếp xúc với chủ nghĩa Mác - Lênin.

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga do V.I. Lênin lãnh đạo đã thành công, thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản trên một đất nước rộng lớn. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và xu hướng hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 6/1919, các nước đế quốc thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp hội nghị ở Vécxai (Pháp) nhằm phân chia quyền lợi. Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, đã gửi đến hội nghị bản Yêu sách của Nhân dân An Nam

gồm tám điểm, đòi các quyền tự do, bình đẳng cho nhân dân Đông Dương. Bản yêu sách dù không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn khắp các xứ thuộc địa của Pháp.

Tháng 3/1919, Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) ra đời. Quốc tế Cộng sản đã thông qua bản Sơ thảo

lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin. V.I. Lênin đã nhấn mạnh nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản là phải giúp đỡ các nước thuộc địa thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhằm chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến. V.I. Lênin cũng chỉ ra con đường phát triển của các nước thuộc địa và phụ thuộc sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ là tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản Luận cương của V.I. Lênin. Các luận điểm nêu trong Luận cương của V.I. Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc tìm thấy câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề giành độc lập dân tộc và tự do cho đồng bào mình. Phấn khởi và xúc động, Nguyễn Ái Quốc ngồi một mình trong phòng mà bất giác nói to lên rằng: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”1. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo V.I. Lênin, kiên quyết đứng về phía Quốc tế Cộng sản.

Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Việc Nguyễn Ái Quốc dứt khoát đứng về phía Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản. Điều này 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.12, tr.562.

gia phong trào công nhân các nước. Khi ở Anh (1913- 1916), Nguyễn Tất Thành ra sức hoạt động trong phong trào công nhân và bắt đầu học tập lý luận cách mạng. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và tiếp tục hoạt động trong phong trào công nhân, Đảng Xã hội Pháp và lập ra Hội Những người Việt Nam yêu nước.

Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành đã đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc) tận dụng mọi diễn đàn để hướng sự chú ý của dư luận Pháp về vấn đề Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc cũng viết báo để lên án tội ác của thực dân Pháp với các thuộc địa. Trong quá trình hoạt động không biết mệt mỏi đó, Nguyễn Ái Quốc đã dần tiếp xúc với chủ nghĩa Mác - Lênin.

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga do V.I. Lênin lãnh đạo đã thành công, thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản trên một đất nước rộng lớn. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và xu hướng hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 6/1919, các nước đế quốc thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp hội nghị ở Vécxai (Pháp) nhằm phân chia quyền lợi. Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, đã gửi đến hội nghị bản Yêu sách của Nhân dân An Nam

gồm tám điểm, đòi các quyền tự do, bình đẳng cho nhân dân Đông Dương. Bản yêu sách dù không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn khắp các xứ thuộc địa của Pháp.

Tháng 3/1919, Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) ra đời. Quốc tế Cộng sản đã thông qua bản Sơ thảo

lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin. V.I. Lênin đã nhấn mạnh nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản là phải giúp đỡ các nước thuộc địa thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhằm chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến. V.I. Lênin cũng chỉ ra con đường phát triển của các nước thuộc địa và phụ thuộc sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ là tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản Luận cương của V.I. Lênin. Các luận điểm nêu trong Luận cương của V.I. Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc tìm thấy câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề giành độc lập dân tộc và tự do cho đồng bào mình. Phấn khởi và xúc động, Nguyễn Ái Quốc ngồi một mình trong phòng mà bất giác nói to lên rằng: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”1. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo V.I. Lênin, kiên quyết đứng về phía Quốc tế Cộng sản.

Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Việc Nguyễn Ái Quốc dứt khoát đứng về phía Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản. Điều này 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.12, tr.562.

cũng là bước ngoặt mở ra con đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)