I. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1945-1954)
8. Hãy nêu những nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ năm 1954?
định Giơnevơ năm 1954?
Một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, ngày 08/5/1954, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương khai mạc. Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Tham dự Hội nghị còn có đại diện của Mỹ, Anh, Liên Xô, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và các nước có liên quan ở Đông Dương.
1. Tố Hữu: Thơ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr.257-259.
Hội nghị diễn ra căng thẳng và phức tạp, gồm 31 phiên họp, trong đó có 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp theo cấp trưởng đoàn.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Hiệp định có các nội dung chủ yếu sau:
- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương; Quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc - Nam, lấy vĩ tuyến 17 (ở Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời; quân Pháp sẽ rút hết khỏi miền Nam trong vòng hai năm.
- Đến tháng 7/1956, Việt Nam sẽ tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những bên ký kết và những người kế tục họ...
Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt suốt 9 năm của quân và dân ta. Đất nước Việt Nam từ đây bước vào thời kỳ phát triển mới với những nhiệm vụ mới cho cả hai miền Nam, Bắc.