Quá trình giải phóng hoàn toàn miền Nam sau khi Hiệp định Pari được ký kết diễn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 91 - 93)

II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

9. Quá trình giải phóng hoàn toàn miền Nam sau khi Hiệp định Pari được ký kết diễn

Nam sau khi Hiệp định Pari được ký kết diễn tiến như thế nào?

Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, ngày 29/3/1973, toán lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Tuy vậy, chính quyền Sài Gòn vẫn ngoan cố không chịu thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định. Chúng đã mở rất nhiều cuộc hành quân lớn nhỏ lấn chiếm vùng giải phóng của ta.

Từ giữa năm 1973, quân ta đã phản công địch trên hầu khắp các chiến trường, giành lại các địa bàn bị lấn chiếm. Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam ngày càng lớn đã tiếp thêm động lực để cách mạng miền Nam phát triển đồng bộ về mọi mặt.

Đến cuối năm 1974 đầu năm 1975, thế và lực của cách mạng miền Nam lên cao chưa từng có. Tháng 01/1975, Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng và hạ

quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm 1975- 1976, đồng thời mạnh dạn nhận định: Nếu tình hình cho phép, sẽ dồn lực giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

Quân ta quyết định mở chiến dịch Tây Nguyên, lấy Buôn Ma Thuột làm mục tiêu tiến công then chốt để mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.

Ngày 10/3/1975, quân ta tấn công mạnh mẽ vào thị xã Buôn Ma Thuột. Đây là lần đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ quân ta giành ưu thế tuyệt đối trước kẻ địch. Sau hai ngày chiến đấu Buôn Ma Thuột được giải phóng.

Buôn Ma Thuột mất đã khiến toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch ở Tây Nguyên có nguy cơ sụp đổ. Chúng tức tốc điều quân phản kích. Nhưng cuộc phản công của chúng bị ta đập tan. Quân địch phải tháo chạy khỏi Tây Nguyên. Ta thừa thắng xông lên giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên. Ngày 24/3/1975, chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng.

Trong khi chiến dịch Tây Nguyên đang diễn ra, ta quyết định mở tiếp chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

Ngày 21/3/1975, chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng bắt đầu. Từ ngày 21 đến ngày 29/3/1975, quân ta đã diệt gần 15 vạn quân địch, giải phóng hai thành phố Huế, Đà Nẵng và 5 tỉnh thuộc miền Trung.

Hai chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng thắng lợi đã đập tan thế phòng ngự chiến lược của địch, dồn chúng vào thế chống đỡ tuyệt vọng. Quân địch phải lui về phòng thủ từ Phan Rang trở vào. Bộ Chính trị quyết tâm giải phóng toàn bộ miền Nam

Hiệp định Pari có nội dung cơ bản sau: Mỹ và các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; hai bên ngừng bắn tại chỗ, quân Mỹ và chư hầu phải rút hết khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam; các bên công nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị; Nhân dân miền Nam sẽ tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, dân chủ...

Hiệp định Pari đã buộc Mỹ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, mở ra bước ngoặt to lớn để quân và dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

9. Quá trình giải phóng hoàn toàn miền Nam sau khi Hiệp định Pari được ký kết diễn Nam sau khi Hiệp định Pari được ký kết diễn tiến như thế nào?

Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, ngày 29/3/1973, toán lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Tuy vậy, chính quyền Sài Gòn vẫn ngoan cố không chịu thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định. Chúng đã mở rất nhiều cuộc hành quân lớn nhỏ lấn chiếm vùng giải phóng của ta.

Từ giữa năm 1973, quân ta đã phản công địch trên hầu khắp các chiến trường, giành lại các địa bàn bị lấn chiếm. Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam ngày càng lớn đã tiếp thêm động lực để cách mạng miền Nam phát triển đồng bộ về mọi mặt.

Đến cuối năm 1974 đầu năm 1975, thế và lực của cách mạng miền Nam lên cao chưa từng có. Tháng 01/1975, Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng và hạ

quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm 1975- 1976, đồng thời mạnh dạn nhận định: Nếu tình hình cho phép, sẽ dồn lực giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

Quân ta quyết định mở chiến dịch Tây Nguyên, lấy Buôn Ma Thuột làm mục tiêu tiến công then chốt để mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.

Ngày 10/3/1975, quân ta tấn công mạnh mẽ vào thị xã Buôn Ma Thuột. Đây là lần đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ quân ta giành ưu thế tuyệt đối trước kẻ địch. Sau hai ngày chiến đấu Buôn Ma Thuột được giải phóng.

Buôn Ma Thuột mất đã khiến toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch ở Tây Nguyên có nguy cơ sụp đổ. Chúng tức tốc điều quân phản kích. Nhưng cuộc phản công của chúng bị ta đập tan. Quân địch phải tháo chạy khỏi Tây Nguyên. Ta thừa thắng xông lên giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên. Ngày 24/3/1975, chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng.

Trong khi chiến dịch Tây Nguyên đang diễn ra, ta quyết định mở tiếp chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

Ngày 21/3/1975, chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng bắt đầu. Từ ngày 21 đến ngày 29/3/1975, quân ta đã diệt gần 15 vạn quân địch, giải phóng hai thành phố Huế, Đà Nẵng và 5 tỉnh thuộc miền Trung.

Hai chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng thắng lợi đã đập tan thế phòng ngự chiến lược của địch, dồn chúng vào thế chống đỡ tuyệt vọng. Quân địch phải lui về phòng thủ từ Phan Rang trở vào. Bộ Chính trị quyết tâm giải phóng toàn bộ miền Nam

trước mùa mưa (tức trước tháng 5/1975). Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh quân đội đã lệnh cho toàn quân phải: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa”.

Ngày 09/4/1975, quân ta đánh Xuân Lộc là trọng điểm bảo vệ cửa ngõ phía đông Sài Gòn. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt gây nên nhiều tổn thất cho cả hai bên. Ngày 16/4/1975, tuyến phòng thủ Phan Rang bị ta phá vỡ. Quân địch ở Xuân Lộc hoang mang, sức chiến đấu giảm sút. Ngày 21/4/1975, ta chiếm được Xuân Lộc.

Ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mở màn. Năm cánh quân chủ lực của ta (gồm 4 quân đoàn và Đoàn 232 tương đương quân đoàn) ở năm hướng đồng loạt tiến công vào Sài Gòn. Quân địch chống trả trong tuyệt vọng trước sự tấn công cấp tập của ta.

10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, quân ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ đầu não chính quyền địch. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập - phủ Tổng thống của địch. Đó cũng là giây phút báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Đến ngày 02/5/1975, các tỉnh còn lại ở miền Nam và các đảo Côn Sơn, Phú Quốc được giải phóng.

Với đại thắng mùa Xuân 1975, sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta đã kết thúc trọn vẹn. Ca khúc Như có Bác trong ngày đại thắng vang lên trong chương trình thời sự đặc biệt của Đài Tiếng nói Việt Nam vào chiều ngày 30/4/1975

đã nói lên mong ước cháy bỏng và sự vỡ òa cảm xúc của toàn dân khi đất nước được giải phóng:

“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng. Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông, Ba mươi năm dân chủ cộng hòa, kháng chiến đã thành công.

Việt Nam - Hồ Chí Minh. Việt Nam - Hồ Chí Minh. Việt Nam - Hồ Chí Minh. Việt Nam - Hồ Chí Minh”1.

1. Mai Thắng: “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” - Ca khúc cuộc đời sau 30 năm dồn nén, Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)