IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM
5. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra như thế nào? Đó có phải là cuộc cách mạng
như thế nào? Đó có phải là cuộc cách mạng “ăn may”?
Thời cơ Tổng khởi nghĩa đã đến
Trong lúc cao trào kháng Nhật, cứu nước ở Việt Nam đang diễn ra như vũ bão thì trên thế giới Chiến tranh thế giới thứ hai sắp sửa kết thúc. Tháng 5/1945, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ở châu Á, tháng 8/1945, nước Nhật bị tàn phá khủng khiếp bởi hai quả bom nguyên tử do Mỹ thả xuống hai thành phố Nagasaki và Hiroshima. Đội quân Quan Đông tinh nhuệ của Nhật ở Trung Quốc bị Hồng quân Liên Xô tiêu diệt. Ngày 10/8/1945, Nhật chấp nhận điều kiện đầu hàng mà các nước Đồng minh đưa ra tại Hội nghị Pốtxđam. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng chính thức tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh.
Chính quyền Nhật đầu hàng khiến quân đội Nhật ở Việt Nam rệu rã. Trong lúc này, nếu không tranh thủ thời cơ “ngàn năm có một” để phát động toàn dân khởi nghĩa thì cơ hội sẽ qua đi.
Từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập Hội nghị toàn quốc tại Tân Trào (Tuyên Quang). Hội nghị đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc do Tổng Bí thư Trường Chinh phụ trách. Đêm ngày 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa.
Ngay sau Hội nghị toàn quốc của Đảng, Đại hội quốc dân được triệu tập. Đại hội nhiệt liệt tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua mười chính sách lớn của Việt Minh. Đại hội nhất trí bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (làm nhiệm vụ như Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Tuyên truyền giải phóng quân hợp nhất thành Việt Nam Giải phóng quân.
Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh và sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng vũ trang cách mạng, phong trào đấu tranh tiến tới giải phóng dân tộc diễn ra rầm rộ khắp cả nước.
Giữa lúc đó thì ngày 09/3/1945, phátxít Nhật nổ súng đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Trung ương Đảng và Việt Minh đã xác định phátxít Nhật là kẻ thù trước mắt, trực tiếp của Nhân dân Đông Dương lúc bấy giờ và phát động cao trào “Kháng Nhật, cứu nước”, chuẩn bị tổng khởi nghĩa.
Chiến tranh du kích phát triển khắp vùng núi và trung du Bắc Bộ. Việt Nam Giải phóng quân đã nhiều lần đánh cho quân Nhật tơi tả. Phong trào đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần nổ ra ở nhiều địa phương. Phong trào “Phá kho thóc giải quyết nạn đói”
được phát động trên khắp đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Từ trong khí thế của cao trào kháng Nhật, cứu nước, tháng 6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời với địa bàn chủ yếu là các tỉnh Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Hà Giang. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc của cả nước, là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
Toàn thể dân tộc Việt Nam đang sống trong những ngày hào hùng và sục sôi khí thế tiến công, chỉ chờ thời cơ chín muồi để nhất tề xông lên đạp đổ ách đô hộ, khôi phục nền độc lập.
5. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra như thế nào? Đó có phải là cuộc cách mạng như thế nào? Đó có phải là cuộc cách mạng “ăn may”?
Thời cơ Tổng khởi nghĩa đã đến
Trong lúc cao trào kháng Nhật, cứu nước ở Việt Nam đang diễn ra như vũ bão thì trên thế giới Chiến tranh thế giới thứ hai sắp sửa kết thúc. Tháng 5/1945, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ở châu Á, tháng 8/1945, nước Nhật bị tàn phá khủng khiếp bởi hai quả bom nguyên tử do Mỹ thả xuống hai thành phố Nagasaki và Hiroshima. Đội quân Quan Đông tinh nhuệ của Nhật ở Trung Quốc bị Hồng quân Liên Xô tiêu diệt. Ngày 10/8/1945, Nhật chấp nhận điều kiện đầu hàng mà các nước Đồng minh đưa ra tại Hội nghị Pốtxđam. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng chính thức tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh.
Chính quyền Nhật đầu hàng khiến quân đội Nhật ở Việt Nam rệu rã. Trong lúc này, nếu không tranh thủ thời cơ “ngàn năm có một” để phát động toàn dân khởi nghĩa thì cơ hội sẽ qua đi.
Từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập Hội nghị toàn quốc tại Tân Trào (Tuyên Quang). Hội nghị đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc do Tổng Bí thư Trường Chinh phụ trách. Đêm ngày 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa.
Ngay sau Hội nghị toàn quốc của Đảng, Đại hội quốc dân được triệu tập. Đại hội nhiệt liệt tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua mười chính sách lớn của Việt Minh. Đại hội nhất trí bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (làm nhiệm vụ như Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Đến đây, mọi sự chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa đã hoàn tất. Toàn thể dân tộc Việt Nam bước vào những ngày sục sôi giành chính quyền sau gần một thế kỷ bị đọa đày.
Cách mạng Tháng Tám trên toàn quốc
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945 trên phạm vi cả nước. Trong những ngày đầu từ 14 đến 17/8, cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra chủ yếu ở một số vùng nông thôn. Từ ngày 18/8, cuộc Tổng khởi nghĩa bùng lên ở khắp các thành thị và các vùng nông thôn còn lại.
Ngày 18/8/1945, bốn tỉnh đầu tiên giành được chính quyền là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Ngày 19/8/1945, tại Hà Nội, một cuộc míttinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức đã diễn ra tại Quảng trường Nhà hát lớn. Cuộc míttinh nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình, nổi dậy giành chính quyền. Quần chúng, có các đơn vị vũ trang đi đầu, đã tỏa ra đánh chiếm các vị trí then chốt trong thành phố. Quân Nhật ở Hà Nội có hơn 10.000 tên nhưng không dám chống cự. Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội giành thắng lợi hoàn toàn1.
Tin chiến thắng ở Hà Nội đã lan nhanh khắp cả nước, cổ vũ quân dân các tỉnh hăng hái vùng lên.
Ngày 23/8/1945, Huế được giải phóng. Hoàng đế Bảo Đại của nhà Nguyễn xin thoái vị. Chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim tan rã. Ngày 30/8/1945, Bảo Đại giao nộp ấn và kiếm cho chính quyền cách mạng. 1. Ngày 19/8/1945 được lấy làm ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám của nước ta.
Sự kiện này đánh dấu sự sụp đổ của chế độ quân chủ ở Việt Nam.
Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn. Đến ngày 27/8/1945, hầu hết các tỉnh đã khởi nghĩa thành công. Ngày 28/8/1945, ba tỉnh cuối cùng là Quảng Ngãi, Hà Tiên, Đồng Nai Thượng cũng giành được chính quyền.
Với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, sự nghiệp giải phóng dân tộc của Nhân dân ta đã hoàn thành. Kể từ đây, một thời đại mới, tươi sáng hơn đã mở ra cho dân tộc Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám có phải là sự “ăn may”?
Có một số quan điểm của học giả nước ngoài cho rằng cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 sở dĩ thành công mau lẹ là vì đã “ăn may” khi Việt Nam đang có một “khoảng trống quyền lực” sau khi phátxít Nhật đầu hàng Đồng minh khiến lực lượng Nhật ở Việt Nam mất hết tinh thần chiến đấu.
Sự thật có phải như vậy không?
Trước hết, không thể phủ nhận những điều kiện khách quan đương thời đã góp phần tạo thời cơ để Đảng ta phát động Tổng khởi nghĩa. Nhưng nếu không có quá trình chuẩn bị công phu, lâu dài về mọi mặt của Đảng và Nhân dân ta trong suốt 15 năm kể từ năm 1930, thì sức mạnh dân tộc sẽ không được phát huy đầy đủ, quần chúng nhân dân không được rèn luyện, tổ chức chu đáo để tiến tới một cuộc Tổng khởi nghĩa. Nếu không có quá trình dày công chuẩn bị đó thì dù điều kiện khách quan có thuận lợi đến mức nào cũng không thể có một cuộc nổi dậy trên quy mô cả nước, càng không dễ giành được chính quyền.
Đến đây, mọi sự chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa đã hoàn tất. Toàn thể dân tộc Việt Nam bước vào những ngày sục sôi giành chính quyền sau gần một thế kỷ bị đọa đày.
Cách mạng Tháng Tám trên toàn quốc
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945 trên phạm vi cả nước. Trong những ngày đầu từ 14 đến 17/8, cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra chủ yếu ở một số vùng nông thôn. Từ ngày 18/8, cuộc Tổng khởi nghĩa bùng lên ở khắp các thành thị và các vùng nông thôn còn lại.
Ngày 18/8/1945, bốn tỉnh đầu tiên giành được chính quyền là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Ngày 19/8/1945, tại Hà Nội, một cuộc míttinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức đã diễn ra tại Quảng trường Nhà hát lớn. Cuộc míttinh nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình, nổi dậy giành chính quyền. Quần chúng, có các đơn vị vũ trang đi đầu, đã tỏa ra đánh chiếm các vị trí then chốt trong thành phố. Quân Nhật ở Hà Nội có hơn 10.000 tên nhưng không dám chống cự. Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội giành thắng lợi hoàn toàn1.
Tin chiến thắng ở Hà Nội đã lan nhanh khắp cả nước, cổ vũ quân dân các tỉnh hăng hái vùng lên.
Ngày 23/8/1945, Huế được giải phóng. Hoàng đế Bảo Đại của nhà Nguyễn xin thoái vị. Chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim tan rã. Ngày 30/8/1945, Bảo Đại giao nộp ấn và kiếm cho chính quyền cách mạng. 1. Ngày 19/8/1945 được lấy làm ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám của nước ta.
Sự kiện này đánh dấu sự sụp đổ của chế độ quân chủ ở Việt Nam.
Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn. Đến ngày 27/8/1945, hầu hết các tỉnh đã khởi nghĩa thành công. Ngày 28/8/1945, ba tỉnh cuối cùng là Quảng Ngãi, Hà Tiên, Đồng Nai Thượng cũng giành được chính quyền.
Với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, sự nghiệp giải phóng dân tộc của Nhân dân ta đã hoàn thành. Kể từ đây, một thời đại mới, tươi sáng hơn đã mở ra cho dân tộc Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám có phải là sự “ăn may”?
Có một số quan điểm của học giả nước ngoài cho rằng cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 sở dĩ thành công mau lẹ là vì đã “ăn may” khi Việt Nam đang có một “khoảng trống quyền lực” sau khi phátxít Nhật đầu hàng Đồng minh khiến lực lượng Nhật ở Việt Nam mất hết tinh thần chiến đấu.
Sự thật có phải như vậy không?
Trước hết, không thể phủ nhận những điều kiện khách quan đương thời đã góp phần tạo thời cơ để Đảng ta phát động Tổng khởi nghĩa. Nhưng nếu không có quá trình chuẩn bị công phu, lâu dài về mọi mặt của Đảng và Nhân dân ta trong suốt 15 năm kể từ năm 1930, thì sức mạnh dân tộc sẽ không được phát huy đầy đủ, quần chúng nhân dân không được rèn luyện, tổ chức chu đáo để tiến tới một cuộc Tổng khởi nghĩa. Nếu không có quá trình dày công chuẩn bị đó thì dù điều kiện khách quan có thuận lợi đến mức nào cũng không thể có một cuộc nổi dậy trên quy mô cả nước, càng không dễ giành được chính quyền.
Bên cạnh đó, vào thời điểm Nhật đầu hàng quân Đồng minh, nếu Đảng không sáng suốt, mau chóng nắm bắt tình hình, đón lấy thời cơ và không kịp thời hiệu triệu toàn dân nổi dậy với một phương pháp tiến hành khởi nghĩa thích hợp, thì cũng khó lòng đánh đổ chính quyền địch, giành lấy độc lập, chủ quyền. Biết tận dụng tình hình quốc tế thuận lợi để kêu gọi Nhân dân vùng lên trên cơ sở sự chuẩn bị kỹ càng, dày dạn kinh nghiệm trong tổ chức và chỉ huy là những yếu tố then chốt, thể hiện sự tài tình trong lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm đưa cuộc cách mạng đến thắng lợi triệt để.
Ngoài ra, Cách mạng Tháng Tám không phải nổ ra khi Việt Nam đang trong tình trạng có một “khoảng trống quyền lực”. Sự thật là ở Việt Nam khi đó, lực lượng quân đội Nhật còn khá đông (khoảng 6 vạn tên); hệ thống chính quyền Nhật và chính quyền tay sai thân Nhật vẫn tồn tại; triều Nguyễn, về danh nghĩa, vẫn đang ngự trị ngai vàng. Vì vậy, cái gọi là “khoảng trống quyền lực” chỉ là sự xuyên tạc, thể hiện cách nhìn hạn hẹp, phiến diện, không sâu sát với thực tiễn Việt Nam.
Những quan điểm sai trái trên không thể phủ định hay làm lu mờ thành quả vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đó là cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhỏ yếu đã tự giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc, là sự phát huy thêm một bước chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại mới.