Vì sao Mỹ tiến hành “Việt Nam hóa chiến tranh”? Chúng đã thua như thế nào?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 83 - 87)

II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

6. Vì sao Mỹ tiến hành “Việt Nam hóa chiến tranh”? Chúng đã thua như thế nào?

tranh”? Chúng đã thua như thế nào?

“Chiến tranh cục bộ” của Mỹ tại miền Nam Việt Nam với sự tham gia của lực lượng lớn quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ đã thất bại. Vì vậy, đầu năm 1969, Tổng thống Mỹ Níchxơn thay đổi chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

“Việt Nam hóa chiến tranh” là sự tiếp nối âm mưu dùng người Việt trị người Việt của “Chiến tranh đặc biệt” trước kia. Mỹ sẽ rút dần quân viễn chinh và quân đồng minh về, đầu tư thêm tiền của, vũ khí để giúp quân đội ngụy mạnh thêm. Mỹ cũng mở rộng chiến tranh xâm lược sang Lào và Campuchia, thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”, lợi dụng sự rạn nứt trong quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc là hai nước lớn xã hội chủ nghĩa đang giúp đỡ nhiều mặt cho nước ta nhằm triệt để cô lập cuộc kháng chiến của Việt Nam.

1. Xem Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1042. (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1042.

như B-52, F-111... Chúng ném bom, bắn phá dữ dội với cường độ ngày càng tăng vào các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế, quốc phòng của ta. Thậm chí, các bệnh viện, trường học, nhà thờ, đền chùa... cũng bị đánh phá. Mỗi ngày có khoảng 300 lần máy bay đi gây tội ác, rải xuống khoảng 1.600 tấn bom đạn1.

Trước hành động leo thang chiến tranh của Mỹ, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quân và dân miền Bắc khẩn trương chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến, đồng thời thực hiện quân sự hóa toàn dân, phát động Nhân dân vừa chiến đấu vừa sản xuất. Ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước. Người khẳng định:

“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song Nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, Nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”2.

Phong trào thi đua yêu nước, vừa chiến đấu vừa sản xuất đã lan rộng trong khắp các ngành, các giới. Nhiều tấm gương dũng cảm đã xuất hiện như Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Bá Ngọc...

Sau hơn 4 năm ngoan cường chiến đấu (1964- 1968), quân và dân miền Bắc đã lập nhiều chiến công

1. Xem Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1039. (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1039.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.131. 2011, t.15, tr.131.

hiển hách. 3.243 máy bay và 143 tàu chiến của Mỹ bị tiêu diệt1. Ngày 01/11/1968, Mỹ phải ra lệnh ngừng hẳn các hoạt động đánh phá. Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ đã thất bại ê chề. Chiến công này của ta đã đập tan cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mỹ, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tiếp thêm động lực cho cuộc chiến đấu của Nhân dân miền Nam, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

6. Vì sao Mỹ tiến hành “Việt Nam hóa chiến tranh”? Chúng đã thua như thế nào? tranh”? Chúng đã thua như thế nào?

“Chiến tranh cục bộ” của Mỹ tại miền Nam Việt Nam với sự tham gia của lực lượng lớn quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ đã thất bại. Vì vậy, đầu năm 1969, Tổng thống Mỹ Níchxơn thay đổi chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

“Việt Nam hóa chiến tranh” là sự tiếp nối âm mưu dùng người Việt trị người Việt của “Chiến tranh đặc biệt” trước kia. Mỹ sẽ rút dần quân viễn chinh và quân đồng minh về, đầu tư thêm tiền của, vũ khí để giúp quân đội ngụy mạnh thêm. Mỹ cũng mở rộng chiến tranh xâm lược sang Lào và Campuchia, thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”, lợi dụng sự rạn nứt trong quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc là hai nước lớn xã hội chủ nghĩa đang giúp đỡ nhiều mặt cho nước ta nhằm triệt để cô lập cuộc kháng chiến của Việt Nam.

1. Xem Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1042. (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1042.

Trong năm 1969-1971, Mỹ - ngụy đẩy mạnh các cuộc càn quét, bình định trên khắp miền Nam. Năm 1970, Mỹ huy động quân đội Việt Nam Cộng hòa xâm chiếm Campuchia và Lào. Cuộc chiến tranh xâm lược của chúng lan ra khắp ba nước Đông Dương.

Sau những tổn thất ban đầu, lực lượng kháng chiến miền Nam dần chấn chỉnh lại, đề ra đối sách ứng phó với địch trong tình thế mới. Ta vẫn chủ trương tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược, nhưng lấy nông thôn làm hướng chính, đồng thời chú trọng chiến tranh du kích để phá kế hoạch bình định của địch. Ngày 06/6/1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời, trở thành chính phủ hợp pháp của Nhân dân miền Nam trong sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa chống Mỹ và chính quyền tay sai.

Quân ta một mặt đối phó với các cuộc hành quân đàn áp của địch và tiếp tục cuộc chiến phá ấp chiến lược ở nông thôn; mặt khác liên minh chiến đấu với quân dân Lào và Campuchia để giải phóng những vùng bị xâm chiếm, bẻ gãy các cuộc hành quân của địch.

Đến đầu năm 1971, ta giành được quyền kiểm soát thêm 3.600 ấp chiến lược với 3 triệu dân1. Cùng hai nước bạn, ta đã thiết lập được một căn cứ địa rộng lớn, gồm cao nguyên Bôlôven của Lào, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ của ta, vùng đông bắc Campuchia. Tháng 3/1971, quân dân hai nước Việt - Lào đã đập tan cuộc hành quân Lam Sơn - 719 của địch tại Đường 9 và Nam Lào với mưu đồ cắt đôi Đông Dương. 1. Xem Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1058.

Chiến công này đã mở ra khả năng hiện thực để quân và dân ta đánh bại hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Những thành quả thu được trong các năm 1970- 1971, tạo thế và lực để ta mở cuộc tiến công chiến lược trong năm 1972. Tháng 3/1972, cuộc tiến công chiến lược diễn ra. Ta đánh Quảng Trị và lấy đây làm hướng chủ yếu để mở rộng tiến công trên khắp miền Nam. Ngày 02/5/1972, quân ta làm chủ tỉnh Quảng Trị. Tại đây đã diễn ra cuộc chiến suốt 81 ngày đêm để giành giật thành cổ Quảng Trị.

Qua gần 3 tháng, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục vạn tên địch, giải phóng một địa bàn rộng lớn với hơn một triệu dân. Ba phòng tuyến lợi hại nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ bị ta chọc thủng.

Bị đòn choáng váng, Mỹ dùng không quân và hải quân tăng cường cho quân ngụy để mở các cuộc phản kích. Mỹ một lần nữa leo thang chiến tranh bằng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.

Mặc dù vậy, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã đánh mạnh vào hai trụ cột trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ là quân đội ngụy và quốc sách bình định. Mỹ sau đó phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, cũng tức là thừa nhận chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của chúng đã sụp đổ.

Cuộc kháng chiến của Nhân dân miền Nam từ đây chuyển sang giai đoạn mới.

Trong năm 1969-1971, Mỹ - ngụy đẩy mạnh các cuộc càn quét, bình định trên khắp miền Nam. Năm 1970, Mỹ huy động quân đội Việt Nam Cộng hòa xâm chiếm Campuchia và Lào. Cuộc chiến tranh xâm lược của chúng lan ra khắp ba nước Đông Dương.

Sau những tổn thất ban đầu, lực lượng kháng chiến miền Nam dần chấn chỉnh lại, đề ra đối sách ứng phó với địch trong tình thế mới. Ta vẫn chủ trương tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược, nhưng lấy nông thôn làm hướng chính, đồng thời chú trọng chiến tranh du kích để phá kế hoạch bình định của địch. Ngày 06/6/1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời, trở thành chính phủ hợp pháp của Nhân dân miền Nam trong sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa chống Mỹ và chính quyền tay sai.

Quân ta một mặt đối phó với các cuộc hành quân đàn áp của địch và tiếp tục cuộc chiến phá ấp chiến lược ở nông thôn; mặt khác liên minh chiến đấu với quân dân Lào và Campuchia để giải phóng những vùng bị xâm chiếm, bẻ gãy các cuộc hành quân của địch.

Đến đầu năm 1971, ta giành được quyền kiểm soát thêm 3.600 ấp chiến lược với 3 triệu dân1. Cùng hai nước bạn, ta đã thiết lập được một căn cứ địa rộng lớn, gồm cao nguyên Bôlôven của Lào, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ của ta, vùng đông bắc Campuchia. Tháng 3/1971, quân dân hai nước Việt - Lào đã đập tan cuộc hành quân Lam Sơn - 719 của địch tại Đường 9 và Nam Lào với mưu đồ cắt đôi Đông Dương. 1. Xem Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1058.

Chiến công này đã mở ra khả năng hiện thực để quân và dân ta đánh bại hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Những thành quả thu được trong các năm 1970- 1971, tạo thế và lực để ta mở cuộc tiến công chiến lược trong năm 1972. Tháng 3/1972, cuộc tiến công chiến lược diễn ra. Ta đánh Quảng Trị và lấy đây làm hướng chủ yếu để mở rộng tiến công trên khắp miền Nam. Ngày 02/5/1972, quân ta làm chủ tỉnh Quảng Trị. Tại đây đã diễn ra cuộc chiến suốt 81 ngày đêm để giành giật thành cổ Quảng Trị.

Qua gần 3 tháng, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục vạn tên địch, giải phóng một địa bàn rộng lớn với hơn một triệu dân. Ba phòng tuyến lợi hại nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ bị ta chọc thủng.

Bị đòn choáng váng, Mỹ dùng không quân và hải quân tăng cường cho quân ngụy để mở các cuộc phản kích. Mỹ một lần nữa leo thang chiến tranh bằng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.

Mặc dù vậy, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã đánh mạnh vào hai trụ cột trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ là quân đội ngụy và quốc sách bình định. Mỹ sau đó phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, cũng tức là thừa nhận chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của chúng đã sụp đổ.

Cuộc kháng chiến của Nhân dân miền Nam từ đây chuyển sang giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)