Quân và dân miền Bắc đập tan cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ như thế nào?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 81 - 83)

II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

5. Quân và dân miền Bắc đập tan cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ như thế nào?

tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ như thế nào?

Trong khi tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đế quốc Mỹ còn dùng không quân và hải quân gây ra cuộc chiến tranh phá hoại nhằm vào miền Bắc. Chúng âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam, làm giảm sút ý chí chống Mỹ của Nhân dân Việt Nam.

Tháng 8/1964, lấy cớ tàu chiến bị ta tấn công ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, Mỹ cho máy bay ném bom, bắn phá một số nơi ở miền Bắc, bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại.

Sau đó, Mỹ mở rộng đánh phá trên toàn miền Bắc với một lực lượng lớn không quân và hải quân, trong đó có hàng ngàn máy bay thuộc nhiều loại khác nhau

Quân và dân miền Nam quán triệt tư tưởng “quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” và được sự chi viện ngày càng lớn của miền Bắc nên đã vững tâm bước vào cuộc chiến đấu mới với kẻ thù.

Ngày 18/8/1965, quân và dân miền Nam bẻ gãy cuộc hành quân lớn của 9.000 quân Mỹ với nhiều tàu đổ bộ, máy bay chiến đấu, xe tăng và xe bọc thép đánh vào Vạn Tường (Bình Sơn, Quảng Ngãi). Chiến thắng này đã mở đầu cao trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên toàn miền Nam.

Trong mùa khô thứ nhất (1965-1966), với tổng lực lượng 72 vạn quân, Mỹ đã mở 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc càn quét then chốt vào đồng bằng Liên khu V và vùng Đông Nam Bộ. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 10,4 vạn tên địch, làm thất bại cuộc phản công mùa khô thứ nhất của chúng1.

Trong mùa khô thứ hai (1966-1967), với tổng lực lượng 98 vạn quân, Mỹ mở 895 cuộc càn quét, trong đó có 3 cuộc tìm diệt then chốt đánh vào các căn cứ của ta ở Đông Nam Bộ. Một lần nữa, ta đã chặn đứng mưu đồ bình định của địch, diệt hơn 15,1 vạn tên2.

Chiến thắng trong hai mùa khô đã chứng minh trên thực tế khả năng quân và dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

Bước sang năm 1968, ta chủ trương tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, chủ yếu vào các đô thị bắt đầu đúng dịp giao thừa Tết 1, 2. Xem Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1028, 1028-1029.

Mậu Thân. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra trong ba đợt (từ tháng 01 đến tháng 9/1968). Trong đợt một, ta giành thắng lợi rất vang dội, khiến Mỹ và tay sai đều bất ngờ, choáng váng. Nhưng sau cơn lúng túng ban đầu, quân Mỹ dựa vào lực lượng còn đông, đã phản công ta ở cả thành thị lẫn nông thôn. Do vậy, ta chịu tổn thất lớn trong đợt thứ hai và thứ ba.

Dù thắng lợi chưa trọn vẹn nhưng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta để thảo luận về vấn đề chấm dứt chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.

Với thắng lợi trên, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam đã bị ta đánh bại hoàn toàn.

5. Quân và dân miền Bắc đập tan cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ như thế nào? tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ như thế nào?

Trong khi tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đế quốc Mỹ còn dùng không quân và hải quân gây ra cuộc chiến tranh phá hoại nhằm vào miền Bắc. Chúng âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam, làm giảm sút ý chí chống Mỹ của Nhân dân Việt Nam.

Tháng 8/1964, lấy cớ tàu chiến bị ta tấn công ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, Mỹ cho máy bay ném bom, bắn phá một số nơi ở miền Bắc, bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại.

Sau đó, Mỹ mở rộng đánh phá trên toàn miền Bắc với một lực lượng lớn không quân và hải quân, trong đó có hàng ngàn máy bay thuộc nhiều loại khác nhau

như B-52, F-111... Chúng ném bom, bắn phá dữ dội với cường độ ngày càng tăng vào các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế, quốc phòng của ta. Thậm chí, các bệnh viện, trường học, nhà thờ, đền chùa... cũng bị đánh phá. Mỗi ngày có khoảng 300 lần máy bay đi gây tội ác, rải xuống khoảng 1.600 tấn bom đạn1.

Trước hành động leo thang chiến tranh của Mỹ, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quân và dân miền Bắc khẩn trương chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến, đồng thời thực hiện quân sự hóa toàn dân, phát động Nhân dân vừa chiến đấu vừa sản xuất. Ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước. Người khẳng định:

“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song Nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, Nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”2.

Phong trào thi đua yêu nước, vừa chiến đấu vừa sản xuất đã lan rộng trong khắp các ngành, các giới. Nhiều tấm gương dũng cảm đã xuất hiện như Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Bá Ngọc...

Sau hơn 4 năm ngoan cường chiến đấu (1964- 1968), quân và dân miền Bắc đã lập nhiều chiến công

1. Xem Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1039. (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1039.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.131. 2011, t.15, tr.131.

hiển hách. 3.243 máy bay và 143 tàu chiến của Mỹ bị tiêu diệt1. Ngày 01/11/1968, Mỹ phải ra lệnh ngừng hẳn các hoạt động đánh phá. Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ đã thất bại ê chề. Chiến công này của ta đã đập tan cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mỹ, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tiếp thêm động lực cho cuộc chiến đấu của Nhân dân miền Nam, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)