Vì sao ta chủ động mở chiến dịch Biên giới năm 1950? Kết quả và ý nghĩa của chiến thắng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 63 - 65)

I. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1945-1954)

5. Vì sao ta chủ động mở chiến dịch Biên giới năm 1950? Kết quả và ý nghĩa của chiến thắng

năm 1950? Kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Biên giới?

Sau thất bại tại Việt Bắc, quân Pháp quay về củng cố các vùng đang chiếm đóng, xây dựng hệ thống chính quyền tay sai, phát triển ngụy quân và mở các cuộc hành quân nhỏ vào vùng tự do của ta để càn quét, phá hoại ta trên tất cả các mặt. Địch thực hiện âm mưu “Dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Trước âm mưu nham hiểm của địch, ta tạm thời phân tán quân đội chính quy thành các “đại đội độc lập” để tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm, phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đánh địch từ bên trong. Cuối năm 1948 đầu năm 1949, phong trào đấu tranh của quân và dân ta ngày càng dâng cao.

Giữa lúc đó, ở Trung Quốc, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (10/1949), tạo điều kiện cho ta có thể liên lạc trực tiếp với các nước xã hội chủ nghĩa. Cũng trong năm 1949, phong trào kháng chiến chống Pháp

ở Lào và Campuchia cũng đạt nhiều thành quả lớn. Thực dân Pháp ngày càng gặp nhiều khó khăn sau nhiều năm kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược.

Nhân lúc Pháp đang khó khăn, lúng túng, đế quốc Mỹ đã can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến ở Đông Dương. Mỹ hỗ trợ tài chính, cố vấn giúp Pháp tiến hành kế hoạch chiến tranh mới - kế hoạch Rơve (từ tháng 6/1949). Với kế hoạch này, Pháp - Mỹ âm mưu khóa chặt biên giới Việt - Trung bằng việc tăng cường chốt giữ trên Đường số 4 (dài 300km, chạy dọc theo biên giới Đông Bắc, đi qua các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh). Trên đường này, Pháp bố trí 11 tiểu đoàn và 9 đại đội, chia thành 8 điểm đóng giữ (Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Đình Lập, Tiên Yên). Còn ở biên giới Tây Bắc, thực dân Pháp cử 6 tiểu đoàn đóng giữ.

Cùng với phòng tuyến trên Đường số 4, thực dân Pháp còn thiết lập hành lang Đông - Tây (Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La) nhằm ngăn chặn liên lạc giữa căn cứ Việt Bắc với các vùng đồng bằng miền xuôi.

Nhằm phá thế bị bao vây, cô lập, tiếp tục phát triển lực lượng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định mở chiến dịch Biên giới. Hướng đông bắc được chọn làm hướng tấn công chính, với Đông Khê là trọng điểm cần tiêu diệt.

Sáng sớm ngày 16/9/1950, quân ta nổ súng tấn công Đông Khê. Chiến dịch Biên giới bắt đầu.

Đông Khê là một cứ điểm rất kiên cố. Ta huy động lực lượng vượt trội, quyết diệt bằng được cứ điểm này. Trong trận đánh này, nhiều chiến sĩ đã nêu cao tấm gương anh dũng chiến đấu. Đại đội trưởng Trần Cừ

sông Lô. Đến ngày 19/12/1947, hầu hết quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.

Cuộc tấn công của địch lên Việt Bắc đã thất bại một cách thảm hại. Hơn một nửa số quân địch tham chiến đã bị tiêu diệt. Quân Pháp tuy phá hoại được một số thôn xóm của ta và vẫn kiểm soát được tuyến đường Lạng Sơn - Bắc Cạn, nhưng chúng đã buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta - điều mà chúng không hề mong muốn.

5. Vì sao ta chủ động mở chiến dịch Biên giới năm 1950? Kết quả và ý nghĩa của chiến thắng năm 1950? Kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Biên giới?

Sau thất bại tại Việt Bắc, quân Pháp quay về củng cố các vùng đang chiếm đóng, xây dựng hệ thống chính quyền tay sai, phát triển ngụy quân và mở các cuộc hành quân nhỏ vào vùng tự do của ta để càn quét, phá hoại ta trên tất cả các mặt. Địch thực hiện âm mưu “Dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Trước âm mưu nham hiểm của địch, ta tạm thời phân tán quân đội chính quy thành các “đại đội độc lập” để tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm, phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đánh địch từ bên trong. Cuối năm 1948 đầu năm 1949, phong trào đấu tranh của quân và dân ta ngày càng dâng cao.

Giữa lúc đó, ở Trung Quốc, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (10/1949), tạo điều kiện cho ta có thể liên lạc trực tiếp với các nước xã hội chủ nghĩa. Cũng trong năm 1949, phong trào kháng chiến chống Pháp

ở Lào và Campuchia cũng đạt nhiều thành quả lớn. Thực dân Pháp ngày càng gặp nhiều khó khăn sau nhiều năm kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược.

Nhân lúc Pháp đang khó khăn, lúng túng, đế quốc Mỹ đã can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến ở Đông Dương. Mỹ hỗ trợ tài chính, cố vấn giúp Pháp tiến hành kế hoạch chiến tranh mới - kế hoạch Rơve (từ tháng 6/1949). Với kế hoạch này, Pháp - Mỹ âm mưu khóa chặt biên giới Việt - Trung bằng việc tăng cường chốt giữ trên Đường số 4 (dài 300km, chạy dọc theo biên giới Đông Bắc, đi qua các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh). Trên đường này, Pháp bố trí 11 tiểu đoàn và 9 đại đội, chia thành 8 điểm đóng giữ (Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Đình Lập, Tiên Yên). Còn ở biên giới Tây Bắc, thực dân Pháp cử 6 tiểu đoàn đóng giữ.

Cùng với phòng tuyến trên Đường số 4, thực dân Pháp còn thiết lập hành lang Đông - Tây (Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La) nhằm ngăn chặn liên lạc giữa căn cứ Việt Bắc với các vùng đồng bằng miền xuôi.

Nhằm phá thế bị bao vây, cô lập, tiếp tục phát triển lực lượng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định mở chiến dịch Biên giới. Hướng đông bắc được chọn làm hướng tấn công chính, với Đông Khê là trọng điểm cần tiêu diệt.

Sáng sớm ngày 16/9/1950, quân ta nổ súng tấn công Đông Khê. Chiến dịch Biên giới bắt đầu.

Đông Khê là một cứ điểm rất kiên cố. Ta huy động lực lượng vượt trội, quyết diệt bằng được cứ điểm này. Trong trận đánh này, nhiều chiến sĩ đã nêu cao tấm gương anh dũng chiến đấu. Đại đội trưởng Trần Cừ

đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên. Chiến sĩ La Văn Cầu và đơn vị nhận nhiệm vụ dùng bộc phá để diệt lô cốt của địch. Khi trúng đạn nát một cánh tay, La Văn Cầu đã nhờ đồng đội chặt bỏ cánh tay bị thương rồi dùng tay còn lại ôm bộc phá xông lên phá tung lô cốt địch. Quân địch bị diệt gọn. Bộ đội ta được tiếp thêm dũng khí, đã tràn lên giáng những đòn sấm sét vào quân Pháp.

Trưa ngày 18/9/1950, cụm cứ điểm Đông Khê bị ta tiêu diệt hoàn toàn.

Cứ điểm Đông Khê mất đã khiến cứ điểm Cao Bằng bị cô lập, Thất Khê bị đe dọa. Quân Pháp đối phó bằng cách cùng lúc mở hai cuộc hành quân: Một đánh lên Thái Nguyên nhằm kéo chủ lực ta về hướng đó, giảm áp lực cho chiến sự ở biên giới; một từ Thất Khê đánh thốc lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về.

Quân ta một mặt chống đỡ địch ở Thái Nguyên, một mặt đánh chặn hai cánh quân địch ở Cao Bằng về và ở Thất Khê lên, không cho chúng gặp nhau. Sau 8 ngày đêm chiến đấu quyết liệt (từ ngày 01 đến 08/10/1950), ta lần lượt tiêu diệt hai cánh quân này.

Quân Pháp ở những cứ điểm khác trên Đường số 4 nghe tin thất trận ở các phía thì kinh hoàng tột độ. Chúng bỏ vị trí, kéo nhau tháo chạy. Đến ngày 23/10/1950, tuyến phòng ngự của Pháp trên Đường số 4 hoàn toàn đổ sụp. Chiến dịch Biên giới toàn thắng.

Chiến thắng này đã giúp quân và dân ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ trong suốt thời gian còn lại của cuộc kháng chiến.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)