Cuộc kháng chiến từ sau chiến dịch Biên giới năm 1950 đến trước cuộc tiến công chiến

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 65 - 67)

I. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1945-1954)

6. Cuộc kháng chiến từ sau chiến dịch Biên giới năm 1950 đến trước cuộc tiến công chiến

giới năm 1950 đến trước cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953-1954 phát triển ra sao?

Với sự giúp đỡ của Mỹ, thực dân Pháp tiếp tục điều chỉnh kế hoạch chiến tranh để giành lại ưu thế đã mất. Tháng 12/1950, Pháp đề ra kế hoạch chiến tranh mới (Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi), tăng cường chiêu mộ thêm ngụy quân, lập phòng tuyến từ Hòn Gai đến Bắc Giang, Sơn Tây, Hà Đông, Ninh Bình. Bên ngoài phòng tuyến, chúng lập “vành đai trắng” triệt hạ hết làng mạc và tung quân càn quét khắp nơi. Tháng 11/1951, thực dân Pháp tiến hành chiến dịch quân sự lớn tấn công Hòa Bình.

Các hành động của Pháp khiến cuộc chiến tranh xâm lược được đẩy lên quy mô lớn hơn, gây trở ngại cho cuộc kháng chiến của quân và dân ta.

Để tiếp tục phát triển cuộc kháng chiến theo hướng có lợi cho ta, trong các năm 1951-1953, ta đã không ngừng củng cố hậu phương về mọi mặt. Tháng 02/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệu tập. Đại hội đã quyết định đổi tên Đảng từ Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam. Về kinh tế, các ngành nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp được đẩy mạnh thêm một bước. Hệ thống giáo dục cũ được thay thế bằng hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm...

Đồng thời với củng cố hậu phương, quân ta cũng liên tục mở các chiến dịch lớn tấn công địch nhằm giữ vững và phát huy thế chủ động. Trên chiến trường Bắc Bộ, quân ta đã mở nhiều chiến dịch lớn, đó là: Chiến dịch Trần Hưng Đạo (chiến dịch Trung du) năm 1951,

đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên. Chiến sĩ La Văn Cầu và đơn vị nhận nhiệm vụ dùng bộc phá để diệt lô cốt của địch. Khi trúng đạn nát một cánh tay, La Văn Cầu đã nhờ đồng đội chặt bỏ cánh tay bị thương rồi dùng tay còn lại ôm bộc phá xông lên phá tung lô cốt địch. Quân địch bị diệt gọn. Bộ đội ta được tiếp thêm dũng khí, đã tràn lên giáng những đòn sấm sét vào quân Pháp.

Trưa ngày 18/9/1950, cụm cứ điểm Đông Khê bị ta tiêu diệt hoàn toàn.

Cứ điểm Đông Khê mất đã khiến cứ điểm Cao Bằng bị cô lập, Thất Khê bị đe dọa. Quân Pháp đối phó bằng cách cùng lúc mở hai cuộc hành quân: Một đánh lên Thái Nguyên nhằm kéo chủ lực ta về hướng đó, giảm áp lực cho chiến sự ở biên giới; một từ Thất Khê đánh thốc lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về.

Quân ta một mặt chống đỡ địch ở Thái Nguyên, một mặt đánh chặn hai cánh quân địch ở Cao Bằng về và ở Thất Khê lên, không cho chúng gặp nhau. Sau 8 ngày đêm chiến đấu quyết liệt (từ ngày 01 đến 08/10/1950), ta lần lượt tiêu diệt hai cánh quân này.

Quân Pháp ở những cứ điểm khác trên Đường số 4 nghe tin thất trận ở các phía thì kinh hoàng tột độ. Chúng bỏ vị trí, kéo nhau tháo chạy. Đến ngày 23/10/1950, tuyến phòng ngự của Pháp trên Đường số 4 hoàn toàn đổ sụp. Chiến dịch Biên giới toàn thắng.

Chiến thắng này đã giúp quân và dân ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ trong suốt thời gian còn lại của cuộc kháng chiến.

6. Cuộc kháng chiến từ sau chiến dịch Biên giới năm 1950 đến trước cuộc tiến công chiến giới năm 1950 đến trước cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953-1954 phát triển ra sao?

Với sự giúp đỡ của Mỹ, thực dân Pháp tiếp tục điều chỉnh kế hoạch chiến tranh để giành lại ưu thế đã mất. Tháng 12/1950, Pháp đề ra kế hoạch chiến tranh mới (Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi), tăng cường chiêu mộ thêm ngụy quân, lập phòng tuyến từ Hòn Gai đến Bắc Giang, Sơn Tây, Hà Đông, Ninh Bình. Bên ngoài phòng tuyến, chúng lập “vành đai trắng” triệt hạ hết làng mạc và tung quân càn quét khắp nơi. Tháng 11/1951, thực dân Pháp tiến hành chiến dịch quân sự lớn tấn công Hòa Bình.

Các hành động của Pháp khiến cuộc chiến tranh xâm lược được đẩy lên quy mô lớn hơn, gây trở ngại cho cuộc kháng chiến của quân và dân ta.

Để tiếp tục phát triển cuộc kháng chiến theo hướng có lợi cho ta, trong các năm 1951-1953, ta đã không ngừng củng cố hậu phương về mọi mặt. Tháng 02/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệu tập. Đại hội đã quyết định đổi tên Đảng từ Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam. Về kinh tế, các ngành nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp được đẩy mạnh thêm một bước. Hệ thống giáo dục cũ được thay thế bằng hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm...

Đồng thời với củng cố hậu phương, quân ta cũng liên tục mở các chiến dịch lớn tấn công địch nhằm giữ vững và phát huy thế chủ động. Trên chiến trường Bắc Bộ, quân ta đã mở nhiều chiến dịch lớn, đó là: Chiến dịch Trần Hưng Đạo (chiến dịch Trung du) năm 1951,

đánh vào Vĩnh Yên và Phúc Yên; chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch Đường số 18) năm 1951, đánh vào phòng tuyến địch trên Đường số 18 thuộc Quảng Ninh; chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà - Nam - Ninh) năm 1951, tấn công địch ở vùng đồng bằng Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình; chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951-1952; chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952; chiến dịch Thượng Lào xuân - hè 1953...

Quân và dân ta ở Trung Bộ và Nam Bộ cũng không ngừng tiến công địch bằng các hình thức chiến tranh du kích.

Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi của Pháp dần bị phá sản.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)