II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)
3. Quân và dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ như
lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ như thế nào?
Phong trào Đồng khởi 1959-1960 đã khiến Mỹ không thể tiếp tục duy trì kiểu “chiến tranh đơn phương” ở miền Nam. Đầu năm 1961, chúng áp dụng ở miền Nam chiến lược chiến tranh mới, gọi là “Chiến tranh đặc biệt”. Với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt. Mỹ - Diệm ra sức xây dựng quân đội Việt Nam Cộng hòa lớn mạnh dựa trên trang thiết bị, vũ khí của Mỹ không ngừng được tăng cường và đặt dưới sự chỉ huy của đội ngũ cố vấn Mỹ. Chúng đẩy mạnh các cuộc hành quân càn quét lực lượng kháng chiến, ra sức dồn dân để lập các ấp chiến lược ở nông thôn, dùng mọi cách để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam và đưa nhiều biệt kích, gián điệp ra miền Bắc để phá hoại.
Kế sách “ấp chiến lược” được xem là “xương sống”, là “quốc sách” của “Chiến tranh đặc biệt”. Mỹ - ngụy dự định dồn 10 triệu nông dân vào 16.000/17.000 ấp chiến lược trên toàn miền Nam1. Tại mỗi ấp, chúng lập hệ thống bảo an kiểm soát Nhân dân hết sức gắt gao. Chúng muốn thông qua các ấp chiến lược để giành dân, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến hành bình định miền Nam, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn lực lượng kháng chiến.
Giữa năm 1961, Kế hoạch Xtalây - Taylo nhằm thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được triển khai với mục tiêu bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
Với sự chi viện của miền Bắc, các đơn vị vũ trang ở miền Nam dần phát triển, và đầu năm 1961 đã tổ chức thành Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong hai năm 1961-1962, quân ta bẻ gãy hàng ngàn cuộc càn quét của địch. Đầu năm 1963, hơn 2.000 quân địch, do cố vấn Mỹ chỉ huy, có chiến xa và máy bay chiến đấu yểm trợ, đã mở cuộc hành quân đánh vào Ấp Bắc (Cai Lậy, Tiền Giang). Quân ta ít hơn địch 10 lần, nhưng đã biết dựa vào Nhân dân và bám làng xóm để chiến đấu, chỉ trong một ngày đã dũng cảm đẩy lui các đợt tấn công, khiến địch phải tháo chạy. Chiến thắng Ấp Bắc đã mở ra khả năng quân ta có thể đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Từ đó, khắp miền Nam dâng cao phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
1. Xem Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1004. (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1004.
Đồng khởi lan nhanh ra toàn huyện Mỏ Cày, rồi toàn tỉnh Bến Tre, từ đó lan rộng trên khắp miền Nam.
Phong trào Đồng khởi kéo dài suốt năm 1960 đã giải phóng hàng ngàn xã, thôn, đập tan từng mảng chính quyền địch, thiết lập chính quyền cách mạng ở nhiều vùng nông thôn.
Phong trào Đồng khởi đã làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm. Cách mạng miền Nam từ đây chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Trong khí thế của phong trào, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, trở thành ngọn cờ tập hợp mọi tầng lớp nhân dân yêu nước ở miền Nam đứng lên chống Mỹ - Diệm.
3. Quân và dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ như lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ như thế nào?
Phong trào Đồng khởi 1959-1960 đã khiến Mỹ không thể tiếp tục duy trì kiểu “chiến tranh đơn phương” ở miền Nam. Đầu năm 1961, chúng áp dụng ở miền Nam chiến lược chiến tranh mới, gọi là “Chiến tranh đặc biệt”. Với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt. Mỹ - Diệm ra sức xây dựng quân đội Việt Nam Cộng hòa lớn mạnh dựa trên trang thiết bị, vũ khí của Mỹ không ngừng được tăng cường và đặt dưới sự chỉ huy của đội ngũ cố vấn Mỹ. Chúng đẩy mạnh các cuộc hành quân càn quét lực lượng kháng chiến, ra sức dồn dân để lập các ấp chiến lược ở nông thôn, dùng mọi cách để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam và đưa nhiều biệt kích, gián điệp ra miền Bắc để phá hoại.
Kế sách “ấp chiến lược” được xem là “xương sống”, là “quốc sách” của “Chiến tranh đặc biệt”. Mỹ - ngụy dự định dồn 10 triệu nông dân vào 16.000/17.000 ấp chiến lược trên toàn miền Nam1. Tại mỗi ấp, chúng lập hệ thống bảo an kiểm soát Nhân dân hết sức gắt gao. Chúng muốn thông qua các ấp chiến lược để giành dân, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến hành bình định miền Nam, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn lực lượng kháng chiến.
Giữa năm 1961, Kế hoạch Xtalây - Taylo nhằm thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được triển khai với mục tiêu bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
Với sự chi viện của miền Bắc, các đơn vị vũ trang ở miền Nam dần phát triển, và đầu năm 1961 đã tổ chức thành Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong hai năm 1961-1962, quân ta bẻ gãy hàng ngàn cuộc càn quét của địch. Đầu năm 1963, hơn 2.000 quân địch, do cố vấn Mỹ chỉ huy, có chiến xa và máy bay chiến đấu yểm trợ, đã mở cuộc hành quân đánh vào Ấp Bắc (Cai Lậy, Tiền Giang). Quân ta ít hơn địch 10 lần, nhưng đã biết dựa vào Nhân dân và bám làng xóm để chiến đấu, chỉ trong một ngày đã dũng cảm đẩy lui các đợt tấn công, khiến địch phải tháo chạy. Chiến thắng Ấp Bắc đã mở ra khả năng quân ta có thể đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Từ đó, khắp miền Nam dâng cao phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
1. Xem Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1004. (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1004.
Chiến thắng trên mặt trận quân sự đã tiếp thêm khí thế cho cuộc đấu tranh chống địch bình định nông thôn, lập ấp chiến lược. Đến cuối năm 1962, hơn nửa số ấp toàn miền Nam với gần 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát. Kế hoạch Xtalây - Taylo đã qua 18 tháng nhưng vẫn chưa thu được kết quả như địch mong muốn.
Ở các đô thị, phong trào đấu tranh chống chính quyền Mỹ - Diệm cũng dâng cao. Ngày 11/6/1963, tại Sài Gòn, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm. Nhận thấy Ngô Đình Diệm đã làm mất lòng dân, nên cuối năm 1963, Mỹ giật dây để bọn tướng lĩnh ngụy đảo chính giết chết Ngô Đình Diệm.
Từ năm 1964, khi kế hoạch Xtalây - Taylo thất bại, Mỹ đưa ra kế hoạch Giônxơn - Mác Namara nhằm bình định có trọng điểm miền Nam trong hai năm. Quân và dân miền Nam đã kiên quyết đập tan kế hoạch mới của Mỹ. Cuối năm 1964 đầu năm 1965, quân ta liên tiếp mở các chiến dịch tiêu diệt địch ở Bình Giã (Bà Rịa - Vũng Tàu), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi)...
Phối hợp tiến công địch trên ba mũi giáp công là chính trị, quân sự, binh vận, trên cả ba địa bàn chiến lược là nông thôn (đồng bằng), miền núi và đô thị, quân và dân miền Nam đã giành nhiều thắng lợi vang dội khiến kế hoạch Giônxơn - Mác Namara nối gót kế hoạch trước mà phá sản.
Đến giữa năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ hoàn toàn bị ta đánh bại.