Hãy cho biết bối cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 35 - 37)

III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM

5. Hãy cho biết bối cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Việc ba tổ chức cộng sản ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam theo đường lối cách mạng vô sản. Cả ba đảng, tuy đều công khai ủng hộ Quốc tế Cộng sản, nhưng trong quá trình hoạt động không tránh khỏi việc công kích lẫn nhau.

Sự chia rẽ và tranh giành ảnh hưởng giữa các đảng gây bất lợi cho phong trào cách mạng nước ta. Yêu cầu hợp nhất các tổ chức đó thành một chính đảng duy nhất ngày càng trở nên cấp thiết.

Tháng 10/1929, Quốc tế Cộng sản gửi thư cho những người cộng sản ở Đông Dương, yêu cầu chấm dứt công kích và thúc đẩy việc hợp nhất thành một đảng duy nhất. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đã gặp nhau để thảo luận việc hợp nhất, nhưng không thành công do có sự khác biệt về quan điểm.

Trong bối cảnh đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có quyền quyết định các vấn đề của cách mạng Đông Dương, đã từ Xiêm (Thái Lan) sang Hồng Kông để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

Từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã diễn ra tại Cửu Long (Hồng Kông, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc1. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam 1. Ngày 03/02/1930 được lấy làm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

lên máy chém, ông đã hiên ngang đọc hai câu thơ tỏ rõ chí khí:

“Chết vì Tổ quốc, chết vinh quang Lòng ta sung sướng, chí ta nhẹ nhàng”.

Khởi nghĩa Yên Bái thất bại cũng là mốc chấm dứt vai trò của Việt Nam Quốc dân đảng trong lịch sử dân tộc. Thất bại này chứng tỏ giai cấp tư sản không đủ sức lãnh đạo cách mạng nước ta. Trọng trách này được đặt lên vai giai cấp công nhân.

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào chống Pháp trên cả nước dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin làm nảy sinh nhu cầu thành lập một chính đảng vô sản thay cho hội. Năm 1929, tại Đại hội lần thứ I của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được tổ chức ở Quảng Châu (Trung Quốc), các đại biểu Bắc Kỳ đề nghị lập đảng cộng sản, nhưng không được chấp thuận. Họ bỏ về nước, tuyên bố tách khỏi hội và lập đảng riêng, lấy tên là Đông Dương Cộng sản đảng (6/1929)1.

Các hội viên ở Nam Kỳ cũng tiếp bước Bắc Kỳ, đã lập ra An Nam Cộng sản đảng vào tháng 7/1929.

Chứng kiến Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng ra đời, những người ủng hộ đường lối cách mạng vô sản trong Tân Việt Cách mạng đảng cũng tách ra để lập đảng mới, đó là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929).

Sự kiện ba tổ chức cộng sản xuất hiện trong năm 1929 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của cách mạng Việt Nam. Ba tổ chức trên đã nhanh chóng gia tăng 1. Một số tài liệu ghi Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập tháng 01/1930.

ảnh hưởng, tập hợp được đông đảo quần chúng cùng nổi dậy chống thực dân Pháp, cứu nước.

5. Hãy cho biết bối cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Việc ba tổ chức cộng sản ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam theo đường lối cách mạng vô sản. Cả ba đảng, tuy đều công khai ủng hộ Quốc tế Cộng sản, nhưng trong quá trình hoạt động không tránh khỏi việc công kích lẫn nhau.

Sự chia rẽ và tranh giành ảnh hưởng giữa các đảng gây bất lợi cho phong trào cách mạng nước ta. Yêu cầu hợp nhất các tổ chức đó thành một chính đảng duy nhất ngày càng trở nên cấp thiết.

Tháng 10/1929, Quốc tế Cộng sản gửi thư cho những người cộng sản ở Đông Dương, yêu cầu chấm dứt công kích và thúc đẩy việc hợp nhất thành một đảng duy nhất. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đã gặp nhau để thảo luận việc hợp nhất, nhưng không thành công do có sự khác biệt về quan điểm.

Trong bối cảnh đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có quyền quyết định các vấn đề của cách mạng Đông Dương, đã từ Xiêm (Thái Lan) sang Hồng Kông để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

Từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã diễn ra tại Cửu Long (Hồng Kông, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc1. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam 1. Ngày 03/02/1930 được lấy làm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cộng sản đảng đều cử hai đại biểu đến dự, ngoài ra còn có hai đại biểu hải ngoại.

Với uy tín của mình, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng thuyết phục được các đại biểu tán thành quyết định hợp nhất Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản đảng thành một đảng thống nhất. Đảng thống nhất này được lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã nhất trí thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắtĐiều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Chánh cương vắn tắtSách lược vắn tắt chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.

Ngày 24/02/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đề nghị gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam và được chấp nhận. Việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất đến đây đã thực sự hoàn tất.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là mốc son chói lọi trong sự nghiệp chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc của Nhân dân ta. Đảng ra đời là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đảng ra đời đã chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng; chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài suốt thời gian trước đó, trở thành ngọn cờ dẫn dắt toàn dân tộc Việt Nam nhất tề vùng lên giành độc lập, chủ quyền và xây dựng một chế độ mới, một xã hội mới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)