Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị những gì cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 31 - 33)

III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM

3. Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị những gì cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam?

sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam?

Kể từ khi tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị cho sự thành lập một chính đảng vô sản trong nước để dẫn dắt phong trào đấu tranh của Nhân dân Việt Nam. Quá trình chuẩn bị này diễn ra trên hai phương diện là chính trị tư tưởng và tổ chức cách mạng.

- Chuẩn bị về chính trị tư tưởng, ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

Thứ nhất, tố cáo tội ác của thực dân Pháp với thuộc địa Đông Dương thông qua sách báo. Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài cho Báo Người cùng khổ (của Hội Liên hiệp thuộc địa, do Người làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút), Báo Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp), Báo Đời sống công nhân (của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp), Báo Sự thật (của Đảng Cộng sản Liên Xô), Tạp chí Thư tín quốc tế (của Quốc tế Cộng sản)... Các bài báo đều tập trung tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với các thuộc địa, kêu gọi nhân dân các thuộc địa cùng đứng lên chống Pháp...

Đặc biệt, năm 1925, Nguyễn Ái Quốc xuất bản cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp. Tác phẩm đã vạch rõ bản chất bóc lột của thực dân Pháp, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đứng lên giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.

Thứ hai, phác thảo đường lối cứu nước Việt Nam. Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc xuất bản cuốn sách Đường

kách mệnh. Đây là tác phẩm quan trọng, gồm những

nội dung cơ bản sau: Vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân Pháp; xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội; mục tiêu của cuộc cách mạng là giành quyền lực về tay Nhân dân; cách mạng là việc chung của toàn dân, trong đó giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chủ chốt, là gốc của cách mạng, các tầng lớp khác như học trò, điền chủ nhỏ... là bạn của công - nông; cách mạng phải có đảng lãnh đạo, đảng đó phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm hệ tư tưởng và vận dụng phù hợp vào thực tiễn Việt Nam; cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới, có quan hệ với phong trào cách mạng ở chính quốc.

- Chuẩn bị về tổ chức cách mạng.

Đồng thời với chuẩn bị về chính trị tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc còn tích cực chuẩn bị về tổ chức cách mạng. Năm 1921, Người thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa nhằm tập hợp những người dân thuộc địa đang sống ở Pháp cùng đấu tranh chống chính quyền thực dân. Sau khi tới Quảng Châu (Trung Quốc), tháng 7/1925, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Đặc biệt, tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm: “Hy sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cách mạng dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành lại được độc lập cho xứ sở) rồi sau làm cách mệnh thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)”1. Hội đã tổ chức 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử,

cũng là bước ngoặt mở ra con đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.

3. Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị những gì cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam? sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam?

Kể từ khi tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị cho sự thành lập một chính đảng vô sản trong nước để dẫn dắt phong trào đấu tranh của Nhân dân Việt Nam. Quá trình chuẩn bị này diễn ra trên hai phương diện là chính trị tư tưởng và tổ chức cách mạng.

- Chuẩn bị về chính trị tư tưởng, ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

Thứ nhất, tố cáo tội ác của thực dân Pháp với thuộc địa Đông Dương thông qua sách báo. Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài cho Báo Người cùng khổ (của Hội Liên hiệp thuộc địa, do Người làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút), Báo Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp), Báo Đời sống công nhân (của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp), Báo Sự thật (của Đảng Cộng sản Liên Xô), Tạp chí Thư tín quốc tế (của Quốc tế Cộng sản)... Các bài báo đều tập trung tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với các thuộc địa, kêu gọi nhân dân các thuộc địa cùng đứng lên chống Pháp...

Đặc biệt, năm 1925, Nguyễn Ái Quốc xuất bản cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp. Tác phẩm đã vạch rõ bản chất bóc lột của thực dân Pháp, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đứng lên giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.

Thứ hai, phác thảo đường lối cứu nước Việt Nam. Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc xuất bản cuốn sách Đường

kách mệnh. Đây là tác phẩm quan trọng, gồm những

nội dung cơ bản sau: Vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân Pháp; xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội; mục tiêu của cuộc cách mạng là giành quyền lực về tay Nhân dân; cách mạng là việc chung của toàn dân, trong đó giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chủ chốt, là gốc của cách mạng, các tầng lớp khác như học trò, điền chủ nhỏ... là bạn của công - nông; cách mạng phải có đảng lãnh đạo, đảng đó phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm hệ tư tưởng và vận dụng phù hợp vào thực tiễn Việt Nam; cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới, có quan hệ với phong trào cách mạng ở chính quốc.

- Chuẩn bị về tổ chức cách mạng.

Đồng thời với chuẩn bị về chính trị tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc còn tích cực chuẩn bị về tổ chức cách mạng. Năm 1921, Người thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa nhằm tập hợp những người dân thuộc địa đang sống ở Pháp cùng đấu tranh chống chính quyền thực dân. Sau khi tới Quảng Châu (Trung Quốc), tháng 7/1925, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Đặc biệt, tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm: “Hy sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cách mạng dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành lại được độc lập cho xứ sở) rồi sau làm cách mệnh thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)”1. Hội đã tổ chức 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử,

các lớp huấn luyện cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Thông qua Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, gây được ảnh hưởng to lớn đối với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta.

Tác phẩm Đường kách mệnh và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)