Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ bị đánh bại ra sao?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 79 - 81)

II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

4. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ bị đánh bại ra sao?

bị đánh bại ra sao?

Trước sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ tiếp tục đề ra chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968). Đây là cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới, được tiến hành với sự tham gia của quân Mỹ, quân ngụy, quân một số nước chư hầu của Mỹ, cố vấn Mỹ cùng với vũ khí của Mỹ, trong đó quân Mỹ giữ vai trò quan trọng.

Mỹ triển khai chiến lược Chiến tranh cục bộ với các thủ đoạn chính là: Thứ nhất, không ngừng tăng cường quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam (từ 2,6 vạn tên vào cuối năm 1964, lên 18 vạn tên vào cuối năm 19651); thứ hai, tiếp tục tăng nhanh số lượng ngụy quân; thứ ba, tăng số lượng cố vấn Mỹ cùng quân đội chư hầu; thứ tư, mở hai cuộc phản công trong mùa khô năm 1965-1966 và 1966-1967 nhằm bình định “đất thánh Việt cộng”; thứ năm, gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Đế quốc Mỹ là một trong hai cường quốc hàng đầu của thế giới lúc bấy giờ (cùng với Liên Xô). Do đó, khi quân Mỹ trực tiếp tham chiến ở miền Nam, lại mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc đã khiến cách mạng Việt Nam đứng trước tình thế vô cùng hiểm nghèo: Nếu không quyết tâm chiến đấu đến cùng với một chiến lược đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế thì dân tộc ta sẽ có nguy cơ rơi vào vòng nô dịch của đế quốc Mỹ.

1. Xem Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1024. (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1024.

Chiến thắng trên mặt trận quân sự đã tiếp thêm khí thế cho cuộc đấu tranh chống địch bình định nông thôn, lập ấp chiến lược. Đến cuối năm 1962, hơn nửa số ấp toàn miền Nam với gần 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát. Kế hoạch Xtalây - Taylo đã qua 18 tháng nhưng vẫn chưa thu được kết quả như địch mong muốn.

Ở các đô thị, phong trào đấu tranh chống chính quyền Mỹ - Diệm cũng dâng cao. Ngày 11/6/1963, tại Sài Gòn, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm. Nhận thấy Ngô Đình Diệm đã làm mất lòng dân, nên cuối năm 1963, Mỹ giật dây để bọn tướng lĩnh ngụy đảo chính giết chết Ngô Đình Diệm.

Từ năm 1964, khi kế hoạch Xtalây - Taylo thất bại, Mỹ đưa ra kế hoạch Giônxơn - Mác Namara nhằm bình định có trọng điểm miền Nam trong hai năm. Quân và dân miền Nam đã kiên quyết đập tan kế hoạch mới của Mỹ. Cuối năm 1964 đầu năm 1965, quân ta liên tiếp mở các chiến dịch tiêu diệt địch ở Bình Giã (Bà Rịa - Vũng Tàu), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi)...

Phối hợp tiến công địch trên ba mũi giáp công là chính trị, quân sự, binh vận, trên cả ba địa bàn chiến lược là nông thôn (đồng bằng), miền núi và đô thị, quân và dân miền Nam đã giành nhiều thắng lợi vang dội khiến kế hoạch Giônxơn - Mác Namara nối gót kế hoạch trước mà phá sản.

Đến giữa năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ hoàn toàn bị ta đánh bại.

4. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ bị đánh bại ra sao? bị đánh bại ra sao?

Trước sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ tiếp tục đề ra chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968). Đây là cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới, được tiến hành với sự tham gia của quân Mỹ, quân ngụy, quân một số nước chư hầu của Mỹ, cố vấn Mỹ cùng với vũ khí của Mỹ, trong đó quân Mỹ giữ vai trò quan trọng.

Mỹ triển khai chiến lược Chiến tranh cục bộ với các thủ đoạn chính là: Thứ nhất, không ngừng tăng cường quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam (từ 2,6 vạn tên vào cuối năm 1964, lên 18 vạn tên vào cuối năm 19651); thứ hai, tiếp tục tăng nhanh số lượng ngụy quân; thứ ba, tăng số lượng cố vấn Mỹ cùng quân đội chư hầu; thứ tư, mở hai cuộc phản công trong mùa khô năm 1965-1966 và 1966-1967 nhằm bình định “đất thánh Việt cộng”; thứ năm, gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Đế quốc Mỹ là một trong hai cường quốc hàng đầu của thế giới lúc bấy giờ (cùng với Liên Xô). Do đó, khi quân Mỹ trực tiếp tham chiến ở miền Nam, lại mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc đã khiến cách mạng Việt Nam đứng trước tình thế vô cùng hiểm nghèo: Nếu không quyết tâm chiến đấu đến cùng với một chiến lược đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế thì dân tộc ta sẽ có nguy cơ rơi vào vòng nô dịch của đế quốc Mỹ.

1. Xem Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1024. (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1024.

Quân và dân miền Nam quán triệt tư tưởng “quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” và được sự chi viện ngày càng lớn của miền Bắc nên đã vững tâm bước vào cuộc chiến đấu mới với kẻ thù.

Ngày 18/8/1965, quân và dân miền Nam bẻ gãy cuộc hành quân lớn của 9.000 quân Mỹ với nhiều tàu đổ bộ, máy bay chiến đấu, xe tăng và xe bọc thép đánh vào Vạn Tường (Bình Sơn, Quảng Ngãi). Chiến thắng này đã mở đầu cao trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên toàn miền Nam.

Trong mùa khô thứ nhất (1965-1966), với tổng lực lượng 72 vạn quân, Mỹ đã mở 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc càn quét then chốt vào đồng bằng Liên khu V và vùng Đông Nam Bộ. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 10,4 vạn tên địch, làm thất bại cuộc phản công mùa khô thứ nhất của chúng1.

Trong mùa khô thứ hai (1966-1967), với tổng lực lượng 98 vạn quân, Mỹ mở 895 cuộc càn quét, trong đó có 3 cuộc tìm diệt then chốt đánh vào các căn cứ của ta ở Đông Nam Bộ. Một lần nữa, ta đã chặn đứng mưu đồ bình định của địch, diệt hơn 15,1 vạn tên2.

Chiến thắng trong hai mùa khô đã chứng minh trên thực tế khả năng quân và dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

Bước sang năm 1968, ta chủ trương tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, chủ yếu vào các đô thị bắt đầu đúng dịp giao thừa Tết 1, 2. Xem Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Sđd, tr.1028, 1028-1029.

Mậu Thân. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra trong ba đợt (từ tháng 01 đến tháng 9/1968). Trong đợt một, ta giành thắng lợi rất vang dội, khiến Mỹ và tay sai đều bất ngờ, choáng váng. Nhưng sau cơn lúng túng ban đầu, quân Mỹ dựa vào lực lượng còn đông, đã phản công ta ở cả thành thị lẫn nông thôn. Do vậy, ta chịu tổn thất lớn trong đợt thứ hai và thứ ba.

Dù thắng lợi chưa trọn vẹn nhưng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta để thảo luận về vấn đề chấm dứt chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.

Với thắng lợi trên, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam đã bị ta đánh bại hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)