Xã hội Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai có gì thay đổi?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 41 - 43)

IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM

3. Xã hội Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai có gì thay đổi?

giới thứ hai có gì thay đổi?

Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai do các nước phátxít Đức, Italia, Nhật châm ngòi đã chính thức nổ ra. Pháp và Anh là hai nước ngay từ đầu đã tuyên chiến với Đức. Để huy động đủ sức mạnh chống phátxít, Pháp tìm mọi cách vơ vét, bóc lột thậm tệ các thuộc địa.

Tại Đông Dương, trong đó có Việt Nam, thực dân Pháp thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”. Các thuế cũ bị tăng mức thu, nhiều thuế mới được đặt ra. Nhiều công nhân, viên chức bị giảm tiền lương, buộc phải tăng giờ làm hoặc bị sa thải... Tình cảnh Nhân dân càng thêm khốn quẫn.

Giữa năm 1940, quân Pháp bị quân Đức đánh bại. Chính phủ Pháp đầu hàng phátxít Đức. Tháng 9/1940, thừa cơ Pháp bại trận, quân Nhật tiến vào nước ta. Thực dân Pháp ở Việt Nam chống cự yếu ớt rồi đầu hàng. Kể từ đây, Nhân dân ta phải chịu hai tầng áp bức của thực dân Pháp và phátxít Nhật.

Nhật và Pháp cấu kết với nhau bóc lột Nhân dân ta hết sức tàn tệ. Kinh tế Việt Nam bị bóp nghẹt.

chủ đã diễn ra suốt các năm 1936-1939. Có thể chia phong trào thành ba mảng lớn là: Cuộc vận động tiến hành Đông Dương đại hội và đón phái viên Gôđa do nước Pháp cử sang; phong trào của quần chúng nhân dân; cuộc đấu tranh qua nghị trường, sách báo.

Phong trào vận động tiến tới Đông Dương đại hội được xúc tiến từ năm 1936. Đảng đã hô hào quần chúng lập ra Ủy ban trù bị Đông Dương đại hội để thu thập các nguyện vọng của Nhân dân, tiến tới Đông Dương đại hội. Năm 1937, nhân việc đón phái viên Gôđa sang tìm hiểu tình hình Đông Dương, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân tổ chức míttinh, biểu dương lực lượng, đòi tự do, dân chủ, ban hành luật lao động.

Cùng với đó, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân dưới những hình thức như bãi công, bãi thị, bãi khóa, míttinh, biểu tình... cũng diễn ra ở nhiều nơi. Nổi bật nhất là cuộc bãi công của công nhân mỏ than Hòn Gai vào tháng 11/1936 và cuộc míttinh khổng lồ với hơn 2,5 triệu người tham gia nhân ngày Quốc tế Lao động 01/5/1938 tại khu Đấu xảo Hà Nội.

Các cuộc đấu tranh qua nghị trường và sách báo cũng rất sôi nổi. Lợi dụng các hình thức công khai, hợp pháp, Đảng đã đưa người ra tranh cử vào các Hội đồng quản hạt, Viện dân biểu của chính quyền thực dân ở Đông Dương nhằm đòi quyền lợi cho người dân. Nhiều tờ báo của Đảng hoặc chịu ảnh hưởng của Đảng như Tiền phong, Lao động, Tin tức... đã ra đời.

Từ cuối năm 1938, do chính quyền thực dân ra sức trấn áp các hoạt động đấu tranh công khai nên Đảng đã rút vào hoạt động bí mật để tránh hao tổn lực lượng. Các cuộc đấu tranh vẫn diễn ra lẻ tẻ cho

đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ mới chấm dứt hẳn.

Cuộc vận động đòi các quyền dân chủ, tự do những năm 1936-1939 đã khiến uy tín của Đảng được nâng cao, tổ chức Đảng được củng cố, xây dựng được một lực lượng chính trị đông đảo dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 được xem là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

3. Xã hội Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai có gì thay đổi? giới thứ hai có gì thay đổi?

Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai do các nước phátxít Đức, Italia, Nhật châm ngòi đã chính thức nổ ra. Pháp và Anh là hai nước ngay từ đầu đã tuyên chiến với Đức. Để huy động đủ sức mạnh chống phátxít, Pháp tìm mọi cách vơ vét, bóc lột thậm tệ các thuộc địa.

Tại Đông Dương, trong đó có Việt Nam, thực dân Pháp thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”. Các thuế cũ bị tăng mức thu, nhiều thuế mới được đặt ra. Nhiều công nhân, viên chức bị giảm tiền lương, buộc phải tăng giờ làm hoặc bị sa thải... Tình cảnh Nhân dân càng thêm khốn quẫn.

Giữa năm 1940, quân Pháp bị quân Đức đánh bại. Chính phủ Pháp đầu hàng phátxít Đức. Tháng 9/1940, thừa cơ Pháp bại trận, quân Nhật tiến vào nước ta. Thực dân Pháp ở Việt Nam chống cự yếu ớt rồi đầu hàng. Kể từ đây, Nhân dân ta phải chịu hai tầng áp bức của thực dân Pháp và phátxít Nhật.

Nhật và Pháp cấu kết với nhau bóc lột Nhân dân ta hết sức tàn tệ. Kinh tế Việt Nam bị bóp nghẹt.

Đời sống nhân dân vô cùng ngột ngạt, khốn khổ trăm bề. Trừ bọn tay sai của Pháp, Nhật, tầng lớp đại địa chủ và tư sản mại bản, còn các giai cấp, tầng lớp khác đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ chính sách bóc lột của thực dân Pháp và phátxít Nhật.

Do hậu quả trực tiếp từ chính sách bóc lột của Pháp - Nhật, cuối năm 1944 đầu năm 1945, hơn 2 triệu người dân từ Quảng Trị trở ra Bắc đã bị chết đói.

Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 vô cùng trầm trọng, khủng khiếp, mang cả tính diệt chủng, dường như có một không hai trong lịch sử. Nạn đói diễn ra trên toàn miền Bắc, trọng điểm tại các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Kiến An, Quảng Yên. Ở Thái Bình có nơi 2/3 dân số chết đói. Nông dân là giai cấp bị chết đói nhiều nhất. Tỷ lệ chết đói trên tổng số dân toàn miền Bắc (khoảng 13 triệu người) là 15%. Nạn đói đã hủy diệt cuộc sống, tàn phá môi trường sống, làm giảm sút sức lao động, khiến nông nghiệp sa sút, nhân phẩm con người bị chôn vùi, giống nòi Việt Nam bị suy kiệt1.

Như vậy, nét nổi bật của xã hội Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai là Nhân dân ta phải đồng thời chịu ách thống trị của cả thực dân Pháp lẫn phátxít Nhật. Xã hội Việt Nam đứng trước tình cảnh hiểm nghèo mới. Những điều này đặt ra cho phong trào giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng nhiều vấn đề cần giải quyết để thúc đẩy phong trào tiến lên.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)