II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)
1. Theo Viện Sử học: Lịch sử Việt Nam, tập 14 (từ năm 1975 đến năm1986), Sđd, tr.355.
đến năm1986), Sđd, tr.355.
2. Theo Viện Sử học: Việt Nam - những sự kiện lịch sử 1975-2000, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr.687-688. 2000, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr.687-688.
Khơme đỏ lên cầm quyền. Bè lũ Pôn Pốt vừa thực hiện chính sách diệt chủng đối với nhân dân trong nước vừa âm mưu dùng vũ lực lấn chiếm nước ta.
Đầu tháng 5/1975, quân Pôn Pốt đánh chiếm đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu và xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ khác của Việt Nam dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Sau đó, chúng ngày càng gây thêm nhiều vụ xung đột.
Ngày 22/12/1978, tập đoàn Pôn Pốt đã huy động 19 sư đoàn bộ binh (trong tổng số 23 sư đoàn bộ binh), có xe tăng và pháo binh yểm trợ đánh vào khu vực Bến Sỏi thuộc tỉnh Tây Ninh với ý đồ đánh chiếm chớp nhoáng thị xã Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào nước ta1.
Nhân dân Việt Nam không thể ngồi yên nhìn quân thù xâm chiếm bờ cõi. Cuộc kháng chiến bảo vệ biên giới Tây Nam nổ ra. Quân và dân ta đã nhanh chóng phản công đánh tan quân địch xâm lược. Thừa thắng, ta truy kích tiêu diệt và làm tan rã phần lớn quân chủ lực của chúng tại nơi xuất phát. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Nhân dân ta kết thúc. Hòa bình trở lại trên biên cương Tây Nam của Tổ quốc.
Thể theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, quân đội Việt Nam tiến vào lãnh thổ Campuchia để phối hợp với các lực lượng yêu nước ở đây phản kích và tiêu diệt tận gốc chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Ngày 07/01/1979, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. Sau đó, Quân đội nhân dân Việt Nam còn ở lại giúp đỡ nhân dân Campuchia xây 1. Theo Viện Sử học: Lịch sử Việt Nam, tập 14 (từ năm 1975 đến năm1986), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr.349.
dựng chính quyền và xóa sổ tàn dư của Pôn Pốt. Đến năm 1989, quân ta mới rút hết về nước.
Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989)
Do nhiều nguyên nhân, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc sau đại thắng mùa Xuân năm 1975 ngày càng xấu đi. Trung Quốc có nhiều hành động gây phương hại đến tình hữu nghị hai nước. Một số nhà cầm quyền Trung Quốc còn đồng tình ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của bè lũ Pôn Pốt đối với nước ta.
Ngày 17/02/1979, những người lãnh đạo Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân, chính thức phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam1. Quân Trung Quốc đồng loạt tấn công nước ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc thuộc 6 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Trước vận nước lâm nguy, quân và dân Việt Nam, mà trực tiếp và chủ yếu là quân dân 6 tỉnh biên giới, đã kiên cường chiến đấu bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc. Lời hát “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” như thúc giục toàn thể quân dân cả nước xông lên vệ quốc, diệt thù. Chỉ sau một thời gian, chúng ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên địch, bắt sống nhiều tên, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự (trong đó có 280 xe tăng, xe bọc thép), phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí2.
1. Theo Viện Sử học: Lịch sử Việt Nam, tập 14 (từ năm 1975 đến năm1986), Sđd, tr.355. đến năm1986), Sđd, tr.355.
2. Theo Viện Sử học: Việt Nam - những sự kiện lịch sử 1975-2000, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr.687-688. 2000, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr.687-688.
Ngày 05/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ra lệnh Tổng động viên trên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố rút quân do chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Ngày 18/3/1979, Trung Quốc rút hầu hết quân về nước, nhưng vẫn chiếm giữ một số vị trí của ta. Cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc đến đây mới chỉ cơ bản kết thúc. Từ đó đến năm 1989, quân Trung Quốc còn nhiều lần đánh chiếm một số điểm cao của ta ở Hà Giang và Lạng Sơn. Khu vực Vị Xuyên (Hà Giang) là nơi chiến sự xảy ra ác liệt nhất. Năm 1989, do các vị trí chiếm đóng bị cô lập và liên tiếp chịu tổn thất lớn, Trung Quốc đã phải rút toàn bộ quân về nước.
Hai cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc là những chiến công giữ nước hào hùng của dân tộc. Các chiến công đó đã tô thắm thêm truyền thống yêu nước, ngoan cường của Nhân dân ta trong công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước, tạo điều kiện để cả nước tiếp tục xây dựng và phát triển trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.