Hãy trình bày nguyên nhân và diễn biến của cuộc vận động dân chủ 1936-1939?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 39 - 41)

IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM

2. Hãy trình bày nguyên nhân và diễn biến của cuộc vận động dân chủ 1936-1939?

của cuộc vận động dân chủ 1936-1939?

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933, chủ nghĩa phátxít ra đời ở nhiều nước như Đức,

Italia, Nhật Bản... Các nước phátxít đã tiến hành đàn áp, bóc lột nhân dân trong nước rất tàn nhẫn và âm mưu gây một cuộc chiến tranh để chia lại thế giới. Điều này đe dọa nghiêm trọng đến nền hòa bình và an ninh của thế giới.

Trong hoàn cảnh đó, tháng 7/1935, Quốc tế Cộng sản đã triệu tập Đại hội lần thứ VII tại Mátxcơva và quyết định thành lập ở mỗi nước Mặt trận Nhân dân nhằm tập hợp các lực lượng tiến bộ chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình. Tại Pháp, năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp lên cầm quyền và ban bố một số chính sách về tự do, dân chủ ở các thuộc địa.

Tình hình thế giới nói trên đã tác động đến cuộc đấu tranh cách mạng ở Việt Nam. Lực lượng cách mạng nước ta đã phục hồi sau các cuộc khủng bố dữ dội của thực dân Pháp những năm 1932-1935. Căn cứ vào tình hình thế giới và yêu cầu cụ thể của xã hội Việt Nam khi đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù trước mắt là chủ nghĩa phátxít và bọn phản động Pháp không chịu thi hành các chính sách của Mặt trận Bình dân Pháp. Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định tạm gác khẩu hiệu “độc lập dân tộc, người cày có ruộng”, thay bằng khẩu hiệu chống phátxít, chống bọn phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình; thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (từ năm 1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương) để tập hợp Nhân dân đấu tranh.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Dân chủ Đông Dương, phong trào đấu tranh đòi tự do, dân

Nhân cơ hội chính quyền địch ở nhiều huyện, xã thuộc Nghệ - Tĩnh bị tê liệt hoặc tan rã, các tổ chức Đảng ở địa phương đã đứng ra thiết lập chính quyền cách mạng theo hình thức các Xôviết (ủy ban) ở Liên Xô. Chính quyền Xôviết Nghệ - Tĩnh kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, xóa bỏ các loại thuế của thực dân, phong kiến, chia lại ruộng đất cho nông dân, đồng thời động viên Nhân dân bài trừ mê tín dị đoan, học chữ Quốc ngữ... Các tổ chức quần chúng như nông hội, hội tương tế, hội phụ nữ... được lập ra ở nhiều nơi. Dưới sự lãnh đạo của chính quyền Xôviết, lần đầu tiên Nhân dân ta đã tự làm chủ vận mệnh của mình, được trải nghiệm các quyền tự do, dân chủ.

Khí thế mạnh mẽ của cao trào cách mạng và sự hiện diện của chính quyền Xôviết ở Nghệ - Tĩnh khiến thực dân Pháp rất lo sợ. Chúng đã dồn lực khủng bố, đàn áp hết sức dã man. Đến giữa năm 1931, phong trào dần lắng xuống.

Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xôviết Nghệ - Tĩnh tuy bị đàn áp nhưng đã khẳng định được vai trò lãnh đạo của Đảng với cách mạng Việt Nam, bước đầu hình thành trên thực tế khối liên minh công - nông, chứng tỏ khả năng cách mạng to lớn của Nhân dân ta. Phong trào được xem là cuộc diễn tập đầu tiên cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám sau này.

2. Hãy trình bày nguyên nhân và diễn biến của cuộc vận động dân chủ 1936-1939? của cuộc vận động dân chủ 1936-1939?

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933, chủ nghĩa phátxít ra đời ở nhiều nước như Đức,

Italia, Nhật Bản... Các nước phátxít đã tiến hành đàn áp, bóc lột nhân dân trong nước rất tàn nhẫn và âm mưu gây một cuộc chiến tranh để chia lại thế giới. Điều này đe dọa nghiêm trọng đến nền hòa bình và an ninh của thế giới.

Trong hoàn cảnh đó, tháng 7/1935, Quốc tế Cộng sản đã triệu tập Đại hội lần thứ VII tại Mátxcơva và quyết định thành lập ở mỗi nước Mặt trận Nhân dân nhằm tập hợp các lực lượng tiến bộ chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình. Tại Pháp, năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp lên cầm quyền và ban bố một số chính sách về tự do, dân chủ ở các thuộc địa.

Tình hình thế giới nói trên đã tác động đến cuộc đấu tranh cách mạng ở Việt Nam. Lực lượng cách mạng nước ta đã phục hồi sau các cuộc khủng bố dữ dội của thực dân Pháp những năm 1932-1935. Căn cứ vào tình hình thế giới và yêu cầu cụ thể của xã hội Việt Nam khi đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù trước mắt là chủ nghĩa phátxít và bọn phản động Pháp không chịu thi hành các chính sách của Mặt trận Bình dân Pháp. Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định tạm gác khẩu hiệu “độc lập dân tộc, người cày có ruộng”, thay bằng khẩu hiệu chống phátxít, chống bọn phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình; thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (từ năm 1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương) để tập hợp Nhân dân đấu tranh.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Dân chủ Đông Dương, phong trào đấu tranh đòi tự do, dân

chủ đã diễn ra suốt các năm 1936-1939. Có thể chia phong trào thành ba mảng lớn là: Cuộc vận động tiến hành Đông Dương đại hội và đón phái viên Gôđa do nước Pháp cử sang; phong trào của quần chúng nhân dân; cuộc đấu tranh qua nghị trường, sách báo.

Phong trào vận động tiến tới Đông Dương đại hội được xúc tiến từ năm 1936. Đảng đã hô hào quần chúng lập ra Ủy ban trù bị Đông Dương đại hội để thu thập các nguyện vọng của Nhân dân, tiến tới Đông Dương đại hội. Năm 1937, nhân việc đón phái viên Gôđa sang tìm hiểu tình hình Đông Dương, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân tổ chức míttinh, biểu dương lực lượng, đòi tự do, dân chủ, ban hành luật lao động.

Cùng với đó, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân dưới những hình thức như bãi công, bãi thị, bãi khóa, míttinh, biểu tình... cũng diễn ra ở nhiều nơi. Nổi bật nhất là cuộc bãi công của công nhân mỏ than Hòn Gai vào tháng 11/1936 và cuộc míttinh khổng lồ với hơn 2,5 triệu người tham gia nhân ngày Quốc tế Lao động 01/5/1938 tại khu Đấu xảo Hà Nội.

Các cuộc đấu tranh qua nghị trường và sách báo cũng rất sôi nổi. Lợi dụng các hình thức công khai, hợp pháp, Đảng đã đưa người ra tranh cử vào các Hội đồng quản hạt, Viện dân biểu của chính quyền thực dân ở Đông Dương nhằm đòi quyền lợi cho người dân. Nhiều tờ báo của Đảng hoặc chịu ảnh hưởng của Đảng như Tiền phong, Lao động, Tin tức... đã ra đời.

Từ cuối năm 1938, do chính quyền thực dân ra sức trấn áp các hoạt động đấu tranh công khai nên Đảng đã rút vào hoạt động bí mật để tránh hao tổn lực lượng. Các cuộc đấu tranh vẫn diễn ra lẻ tẻ cho

đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ mới chấm dứt hẳn.

Cuộc vận động đòi các quyền dân chủ, tự do những năm 1936-1939 đã khiến uy tín của Đảng được nâng cao, tổ chức Đảng được củng cố, xây dựng được một lực lượng chính trị đông đảo dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 được xem là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)