I. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1945-1954)
4. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 diễn ra như thế nào?
diễn ra như thế nào?
Từ tháng 12/1946 đến tháng 02/1947, cuộc chiến chống thực dân Pháp chủ yếu diễn ra ở các đô thị. Ở Hà Nội, các chiến sĩ vệ quốc đã nêu cao tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, kiên cường bám trụ từng ngôi nhà, từng góc phố, gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Cuộc kháng chiến tại các đô thị đã khiến âm mưu đánh úp của Pháp không thực hiện được, tạo điều kiện để ta có thêm thời gian xây dựng lực lượng để chiến đấu lâu dài với địch. Việt Bắc được chọn làm “Thủ đô kháng chiến”. Công tác chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài được đẩy nhanh.
Sau khi quân ta rút khỏi các đô thị, quân Pháp đã ồ ạt chiếm đóng một số địa bàn và mở rộng phạm vi kiểm soát. Nhưng chiếm đóng đến đâu, chúng cũng rơi vào thế trận chiến tranh nhân dân lợi hại của ta. Quân Pháp phải dàn mỏng lực lượng đóng giữ các nơi. Nguy cơ sa lầy ở Việt Nam đang ngày càng hiện rõ.
Để giành lấy thế thắng, đầu năm 1947, thực dân Pháp thay chỉ huy ở Đông Dương và thực hiện các biện pháp mới. Pháp xúc tiến cùng lúc hai việc: Thứ nhất là lập chính quyền bù nhìn do Bảo Đại (đã quay lưng với cách mạng) cầm đầu để lung lạc Nhân dân ta, thứ hai là tăng tốc trấn áp cuộc chiến đấu của quân dân ta ở miền Nam để có điều kiện tập trung sức người sức của hòng đánh lớn ở miền Bắc, bóp nát lực lượng kháng chiến.
Thực dân Pháp ra sức chuẩn bị cho cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm đè bẹp quân chủ lực của ta, đập tan đầu não kháng chiến, từ đó tiến tới kết thúc chiến tranh.
Trước mưu đồ của địch, từ tháng 9/1947, Đảng và Chính phủ ta đã kêu gọi toàn dân nâng cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó.
Ngày 07/10/1947, Pháp huy động 12.000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở cuộc hành quân quy mô lớn nhằm hướng Việt Bắc đánh tới.
Quân Pháp chia làm ba cánh: Một cánh nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn; một cánh theo Đường số 4 từ Lạng Sơn tiến lên Cao Bằng, sau đó tách ra để một bộ phận quân Pháp vòng xuống Bắc Kạn; cánh còn lại theo sông Hồng, sông Lô lên chiếm Tuyên Quang, Chiêm Hóa. Ba cánh quân của thực dân Pháp đã tạo thành hai gọng kìm khép chặt Việt Bắc.
Quân và dân ta bước vào cuộc thử lửa mới với kẻ thù. Thực hiện Chỉ thị phải phá cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp ngày 15/10/1947 của Trung ương Đảng, quân dân ta ở Việt Bắc đã anh dũng đánh trả địch ngay từ đầu.
Cánh quân địch vừa nhảy dù xuống Bắc Kạn đã rơi vào trận địa phục kích của ta, bị thương vong rất nhiều. Cánh quân thủy bị phục kích và thua đau tại các trận Đoan Hùng, Chiêm Hóa. Cánh quân bộ cũng bị ta chặn đánh nhiều trận trên Đường số 4. Quân Pháp bị đánh tả tơi, chịu thất bại lớn ở trận đèo Bông Lau.
Mục tiêu chưa đạt được nhưng đã bị đánh tơi bời, ba cánh quân Pháp tính đường rút lui. Nhưng ngay cuộc rút quân đầu tiên từ Chiêm Hóa về Tuyên Quang, chúng lại bị đánh cho tan tác ở Khe Lau trên
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi vẻ vang năm 1954.
4. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 diễn ra như thế nào? diễn ra như thế nào?
Từ tháng 12/1946 đến tháng 02/1947, cuộc chiến chống thực dân Pháp chủ yếu diễn ra ở các đô thị. Ở Hà Nội, các chiến sĩ vệ quốc đã nêu cao tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, kiên cường bám trụ từng ngôi nhà, từng góc phố, gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Cuộc kháng chiến tại các đô thị đã khiến âm mưu đánh úp của Pháp không thực hiện được, tạo điều kiện để ta có thêm thời gian xây dựng lực lượng để chiến đấu lâu dài với địch. Việt Bắc được chọn làm “Thủ đô kháng chiến”. Công tác chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài được đẩy nhanh.
Sau khi quân ta rút khỏi các đô thị, quân Pháp đã ồ ạt chiếm đóng một số địa bàn và mở rộng phạm vi kiểm soát. Nhưng chiếm đóng đến đâu, chúng cũng rơi vào thế trận chiến tranh nhân dân lợi hại của ta. Quân Pháp phải dàn mỏng lực lượng đóng giữ các nơi. Nguy cơ sa lầy ở Việt Nam đang ngày càng hiện rõ.
Để giành lấy thế thắng, đầu năm 1947, thực dân Pháp thay chỉ huy ở Đông Dương và thực hiện các biện pháp mới. Pháp xúc tiến cùng lúc hai việc: Thứ nhất là lập chính quyền bù nhìn do Bảo Đại (đã quay lưng với cách mạng) cầm đầu để lung lạc Nhân dân ta, thứ hai là tăng tốc trấn áp cuộc chiến đấu của quân dân ta ở miền Nam để có điều kiện tập trung sức người sức của hòng đánh lớn ở miền Bắc, bóp nát lực lượng kháng chiến.
Thực dân Pháp ra sức chuẩn bị cho cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm đè bẹp quân chủ lực của ta, đập tan đầu não kháng chiến, từ đó tiến tới kết thúc chiến tranh.
Trước mưu đồ của địch, từ tháng 9/1947, Đảng và Chính phủ ta đã kêu gọi toàn dân nâng cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó.
Ngày 07/10/1947, Pháp huy động 12.000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở cuộc hành quân quy mô lớn nhằm hướng Việt Bắc đánh tới.
Quân Pháp chia làm ba cánh: Một cánh nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn; một cánh theo Đường số 4 từ Lạng Sơn tiến lên Cao Bằng, sau đó tách ra để một bộ phận quân Pháp vòng xuống Bắc Kạn; cánh còn lại theo sông Hồng, sông Lô lên chiếm Tuyên Quang, Chiêm Hóa. Ba cánh quân của thực dân Pháp đã tạo thành hai gọng kìm khép chặt Việt Bắc.
Quân và dân ta bước vào cuộc thử lửa mới với kẻ thù. Thực hiện Chỉ thị phải phá cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp ngày 15/10/1947 của Trung ương Đảng, quân dân ta ở Việt Bắc đã anh dũng đánh trả địch ngay từ đầu.
Cánh quân địch vừa nhảy dù xuống Bắc Kạn đã rơi vào trận địa phục kích của ta, bị thương vong rất nhiều. Cánh quân thủy bị phục kích và thua đau tại các trận Đoan Hùng, Chiêm Hóa. Cánh quân bộ cũng bị ta chặn đánh nhiều trận trên Đường số 4. Quân Pháp bị đánh tả tơi, chịu thất bại lớn ở trận đèo Bông Lau.
Mục tiêu chưa đạt được nhưng đã bị đánh tơi bời, ba cánh quân Pháp tính đường rút lui. Nhưng ngay cuộc rút quân đầu tiên từ Chiêm Hóa về Tuyên Quang, chúng lại bị đánh cho tan tác ở Khe Lau trên
sông Lô. Đến ngày 19/12/1947, hầu hết quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.
Cuộc tấn công của địch lên Việt Bắc đã thất bại một cách thảm hại. Hơn một nửa số quân địch tham chiến đã bị tiêu diệt. Quân Pháp tuy phá hoại được một số thôn xóm của ta và vẫn kiểm soát được tuyến đường Lạng Sơn - Bắc Cạn, nhưng chúng đã buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta - điều mà chúng không hề mong muốn.